6 BƯỚC CẢI THIỆN GIAO TIẾP VỚI CON

Tretuky.com: Tiếp tục sưu tầm những kiến thức về giao tiếp với trẻ tự kỷ, mẹ Hà Nguyễn gửi bài viết này tới các phụ huynh với hy vọng cải thiện giao tiếp giữa trẻ và người thân trong gia đình. Các bạn sẽ thấy nó rất khác với cách giao tiếp có phần cứng nhắc ở một số bệnh viện và trung tâm dạy trẻ tự kỷ.

Khi trẻ bị chuẩn đoán tự kỷ, chúng ta thường tập trung giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ và giao tiếp, thường thì theo cách rất không bình thường. Đó là những người xung quanh (không tự kỷ) thường cố gắng duy trì giao tiếp với trẻ bằng cách trợ giúp quá mức trong rất nhiều hoạt động. Điều này cũng bình thường khi phải đối phó với những trẻ gặp vấn đề về phát triển trí tuệ và thường dẫn đến việc chỉ thiết lập được mối quan hệ một chiều. Bất luận trẻ lên mấy, có mức độ IQ cao hay thấp, cha mẹ và người chăm sóc thường hoặc là luôn chiều theo những ý thích đòi hỏi của trẻ hoặc ngược lại bắt buộc trẻ phải tuyệt đối nghe theo các mệnh lệnh của cha mẹ. Đối với một số cha mẹ, trị liệu viên, người chăm sóc hay cô giáo rất khó để duy trì giao tiếp 2 chiều qua lại với trẻ TK. Trong bài viết này tôi giới thiệu 6 bước để thiết lập lại cách giao tiếp và tương tác có đi có lại (2 chiều) với trẻ TK (và mặc dù bài viết này nhằm vào đối tượng trẻ TK, các chiến lược áp dụng rất có ích đối với các trẻ hay thanh thiếu niên chậm phát triển, mà đã từng trải qua kiểu tương tác 1 chiều nêu trên).

Bước 1: Loại bỏ những thứ lộn xộn. Những thứ lôn xộn linh tinh sẽ làm bạn xao nhãng trẻ, và có thẻ làm trẻ xao nhãng không thể tập trung vào bạn. Nếu bạn luôn có một đống các công việc linh tinh kiểu như : giặt đồ, rửa bát… bạn sẽ bắt đầu bối rối và không biết phải bắt đầu từ đâu. Tương tự Nếu trẻ có một lô các thứ bên cạnh : tầu hỏa, lego, các đĩa trò chơi…nằm rải rác khắp mọi nơi trong nhà bạn – thì đã đến lúc phải loại bỏ bớt và sắp xếp lại chúng. Tôi khuyên bạn nên ghi ra các hoạt động và mục tiêu định làm với trẻ, dựa vào đó lên kế hoạch, lựa chọn đồ (một số không cần thiết có thể vứt đi hoặc tặng lại cho người khác), sau đó tiến hành từng hoạt động đã lên kế hoạch. Có thể cho trẻ tham gia việc này, giao cho trẻ nhiệm vụ cùng bạn lựa chọn sắp xếp lại đồ đac hoặc chọn đồ để loại đi. Khi không còn những thứ lộn xộn không cần thiết xung quanh, bạn có thể tập trung vào trẻ và ngược lại. Và cứ mỗi lần phải dọn dẹp lại nhà cửa lại là một cơ hội để chúng ta cùng nhau dọn dẹp, giúp xây dựng mối quan hệ.

Bước 2: Dành thời gian ở bên nhau. Trẻ TK cần nhiều thời gian hơn trẻ thường để xử lý một vấn đề, vì vậy bạn cần chuẩn bị tư tưởng luôn ở trạng thái thư giãn thoải mái. Tạo những thời gian trong ngày, trong tuần mà bạn không phải đi đâu làm việc gì mà chỉ dành cho trẻ. Giao tiếp là một quá trình và cần mất nhiều thời gian để phát triển giao tiếp-và cách giao tiếp với trẻ TK không phải là theo kiểu ra lệnh cho con đi giầy và sẵn sàng ra khỏi nhà trong vong 30 giây. Nếu bạn không chậm lại và chờ đợi, trẻ sẽ không thể chậm lại và chia sẻ, theo bạn trong hoạt động.

Bước 3: Hãy bắt đầu kế hoạch của bạn – với sự hiểu kỳ. Đây là vấn đề lớn – thật khó để nó cứ xảy ra như vậy. Sự thực là giao tiếp tự nhiên chỉ xảy ra khi bạn thực sự quan tâm đến phản ứng, cảm xúc, suy nghĩ và hành động tiếp theo của đối tác. Phần lớn thời gian giao tiếp của chúng ta với trẻ TK là để làm một công việc nào đó – kiểu như lấy cái gì đó, thử kiểm tra kiến thức, dạy một kỹ năng,… Tôi không nói rằng kỹ năng là không quan trọng. Nhưng nếu bạn không thực sự quan tâm (ở đây chắc là tập trung vào việc giao tiếp, tò mò, muốn đi tới cùng,…) thì bạn vẫn chưa thực sự giao tiếp.

Chỉ khi bạn không quá tập trung vào kết quả mà mình mong muốn trẻ đạt được, bạn mới thực sự thấy trẻ làm được gì. Đừng quá chú trọng những thứ chi tiết vụn vặt, hay giục giã khi giao tiếp của bạn và bé đang bị ngắt quãng. Thử xem liệu bạn có thể kiên nhẫn chờ đợi trẻ trong vài phút, chỉ ngồi chờ bên cạnh và chằng làm gì cả. Hãy xem trẻ phản ứng lại thế nào khi bạn thay đổi cách mà bạn vẫn làm từ trước đến nay (ám chỉ việc nhắc nhở liên tục, trợ giúp ngay và quá mức ..). Bạn có thực sự muốn biết câu trả lời không?

Bước 4: Nào! Hãy chậm lại chút. Bạn có phải  là người nói nhanh? Bạn có thường lặp lại 3 lần trước khi trẻ trả lời? Bạn có thường nhảy vào làm giúp trẻ mà không đợi dù chỉ là 3 giây? Nếu có, bạn sẽ cải thiện hơn trong quan hệ với trẻ chỉ bằng việc làm chậm lại. Hãy giành thời gian để trẻ suy nghĩ và phản hồi. Chúng tôi thường giành cho trẻ 45 giây để trả lời trước khi bạn lặp lại hay nhảy vào giúp trẻ. Hãy để con nghĩ và để con làm. Trẻ TK cần nhiều thời gian hơn để suy nghĩ, hành động và duy trì kết nối. Nếu không bạn sẽ bị tắc mãi ở giai đoạn trợ giúp quá mức trong một thời gian dài.

Bước 5: Hỏi ít hơn và thay vào đó là các câu trần thuật nêu ý kiến chia sẻ.

Hãy ghi nhớ câu tôi nói ở trên: nếu bạn không tò mò thì bạn không phải đang giao tiếp. Điều này thường dẫn đến việc đặt câu hỏi. Khi trẻ bị TK, chúng ta thường đặt cho chúng những câu hỏi chẳng ra đâu. Các câu hỏi mà chúng ta đều đã biết câu trả lời, hoặc có thể làm trẻ nghĩ là bạn có vấn đề, kiểu như “ Con mặc áo mầu gì vây? Con là con trai hay gái / con tên gì?

Đúng là chúng ta muốn con học mầu sắc, biết về tên của mình, biết chúng là trai hay gái. Nhưng điều khác biệt là chúng ta không hỏi như vậy hàng ngày nhiều lần rong ngày với trẻ bình thường hơn nữa những câu hỏi kiểu này không dạy trẻ giao tiếp. Giao tiếp là một quá trình chứ không phải là những kỹ năng riêng rẽ rời rạc.

Thay vì đặt câu hỏi (khi bạn thật sự tò mò muốn biết ) nên chuyển sang các câu kiểu như “ Mẹ thích cái áo con đang mặc” “mẹ thích đôi giày mới mầu xanh của con” “ Mẹ không biết trưa nay con thích ăn gì ? mẹ đoán có thể con muốn món ưa thích bơ lạc và mứt”.

Hãy nhớ rằng tôi nói, ít đặt câu hỏi chứ không phải là không đặt câu hỏi. Hãy hỏi nếu bạn thực sự muốn biết, và khi bạn muốn kiểm tra kiến thức của con, chỉ có điều hỏi ít hơn và hợp lý. Trẻ sẽ không thích nếu bạn cứ hỏi cả ngày – hết ngày này qua ngày khác.

Bước 6: Sử dụng giao tiếp không lời

Tại sao lại là giao tiếp không lời. Bởi vì điều này xảy ra đối với trẻ bình thường ngay trong giai đoạn đầu đời. Trước khi bập bẹ nói, trẻ đã học và sử dụng giao tiếp không lời. Trẻ TK không trải qua quá trình giao tiếp không lời này. Kết cục là trẻ có thể nói nhưng không hiểu thế nào là giao tiếp.

Khi bạn đã qua 5 bước nêu trên, loại bỏ bớt những thứ lộn xộn, vớ vẩn, dành thời gian bên nhau, làm chậm lại, bớt ra lệnh yêu cầu,… bạn đã có thể thiết lập kiểu giao tiếp không lời với con mình. Đừng cố thử kiểu giao tiếp không lời khi trẻ đang bận với tivi, máy tính hay đang mê mải với một hoạt động ưa thích nào đó. Hãy tìm một chỗ yên tĩnh, dành một khoảng thời gian nhất định, thư giãn và đưa ra các ý tưởng khuyến khích trẻ giao tiếp với bạn. Hãy tập trung vào những điều tự nhiên, có ý nghĩa thực tế.

Có thể đi dạo loanh quanh và chỉ cho trẻ những điều hấp dẫn. Hay chơi những hoạt động trẻ thích như thổi bong bóng, vẽ bằng tay. Hãy đơn giản hóa và nói ít.

Giao tiếp không lời bao gồm:

  • Biểu lộ bằng nét mặt
  • Đánh mắt
  • Đoán bằng điệu bộ
  • Giọng nói

Sử dụng giao tiếp không lời để chai sẻ niềm vui, sự ngạc nhiên, nỗi buồn hay những điều ưa thích. Sử dụng giao tiếp không lời khi con hỏi xin một que kem chẳng hạn bạn có thể gật đầu thay vì nói ĐÚNG RỒI. Tìm kiếm các cơ hội đáp lại bằng cử chỉ không lời khi con khởi xướng trước. Nếu bạn sắp xếp môi trường và cuộc sống hàng ngày một cách thích hợp bạn sẽ có nhiều cơ hội để thực hành kiểu giao tiếp không lời với con.

Hà Nguyễn (lược dịch từ April Choulat, hướng dẫn viên RDI)

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *