Chia sẻ 8 cách chữa viêm xoang bằng tỏi tại nhà hiệu quả

Tỏi không chỉ là gia vị quen thuộc trong mỗi bữa ăn hàng ngày mà còn được dùng trong y khoa cổ truyền như một vị “thần dược” chữa bệnh. Nhiều người đã sử dụng tỏi chữa viêm xoang và đem lại hiệu quả đáng kể. Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về tác dụng của tỏi và biết nhiều cách điều trị viêm xoang bằng tỏi hơn.

Tại sao có thể chữa viêm xoang bằng tỏi?

Nhiều người thắc mắc: “Tại sao tỏi chỉ là gia vị dùng trong các bữa ăn hàng ngày nhưng lại được coi như chất kháng sinh tự nhiên?”. Theo BS Nguyễn Hoa – TTĐY Chân Nguyên  cho biết, tỏi có tính ấm, vị cay, hơi độc. Thực tế, trong tỏi có rất nhiều thành phần hỗ trợ chữa trị một số bệnh viêm đường hô hấp, nhiễm trùng da, tim mạch,…. Cụ thể:

Các cách chữa viêm xoang bằng tỏi tại nhà hiệu quả
Các cách chữa viêm xoang bằng tỏi tại nhà hiệu quả
  • Alliin trong tỏi khi bị cắt nhỏ, đập giập được chuyển hóa thành allicin, có công dụng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus, làm sạch ổ nhiễm trùng. Đập dập tỏi càng mạnh, càng nát thì allicin được tạo ra càng cao.
  • Ngoài allicin còn 1 loại kháng sinh khác được tạo ra trong quá trình đập dập tỏi là Liallyl sulfide. Khả năng kháng sinh của Liallyl sulfide không mạnh bằng allicin nhưng lại không dễ bay hơi và mất đi như allicin.
  • Chất scordinin có trong tỏi giúp tăng cường miễn dịch, hạn chế sự phát triển của các tế bào không bình thường liên quan tới viêm xoang.
  • Trong tỏi còn có nhiều loại vi-ta-min và khoáng chất như vitamin C, vitamin B6, magiê, selen, đồng, canxi, sắt,…
  • Ưu điểm của tỏi chính là không có cholesterol và chất béo.

Chính nhờ khả năng chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm,… kể trên, tỏi được ưu tiên sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc cổ truyền để điều trị viêm xoang. Bên cạnh đó, tỏi còn được sử dụng để cải thiện một vài bệnh khác như: Viêm đau khớp, viêm họng, viêm phế quản, các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh về tim mạch, cảm cúm, cảm lạnh,…

8 cách chữa viêm xoang bằng tỏi hiệu quả

Tỏi vừa có công dụng làm giảm dấu hiệu của viêm xoang để người bệnh dễ chịu hơn vừa chống vi khuẩn, virus, làm sạch nấm gây viêm xoang. Mặc dù biết rõ công dụng của tỏi nhưng vẫn không phải ai cũng biết sử dụng đúng cách để đạt hiệu quả. Dưới đây các cách chữa viêm xoang bằng tỏi phổ biến nhất, bạn đọc có thể lưu lại sử dụng khi cần.

1. Xông mũi bằng tỏi

Xông mũi bằng tỏi trị viêm xoang
Xông mũi bằng tỏi trị viêm xoang

Dùng tỏi xông mũi vừa tiết kiệm vừa dễ thực hiện nên rất nhiều người ưu tiên sử dụng. Phương pháp này trị nghẹt mũi, giúp người viêm xoang nhẹ dễ dàng hít thở hơn. Tuy nhiên, xông mũi bằng tỏi chưa được chứng minh có hiệu quả đối với những ai mắc viêm xoang nặng và mạn tính.

Phương pháp thực hiện

  • Trước tiên, đun một nồi nước sôi, đập dập 3-5 tép tỏi rồi thả vào nồi, đun thêm khoảng 2 phút rồi tắt bếp.
  • Sau đó, lấy khăn lớn trùm kín đầu, đưa mũi đến gần nồi nước xông, từ từ hít thật sâu để khử dần vi khuẩn và chất nhầy trong xoang.
  • Mỗi lần xông khoảng 15 phút, thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ buổi tối để đạt hiệu quả tối ưu.

2. Ẳn tỏi sống chữa viêm xoang

Như đã nói ở trên, allicin được hình thành sau khi đập dập, nghiền nát tỏi, có công dụng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus, rửa sạch ổ nhiễm trùng viêm xoang. Chính vì thế, không cần bào chế cầu kỳ, người bệnh chỉ cần nhai sống tỏi cũng đủ mang lại hiệu quả tốt.

Cách dùng

  • Bóc vỏ 2-3 tép tỏi, làm sạch rồi nhai nát, từ từ nuốt xuống.
  • Mỗi lần không nên ăn quá nhiều để tránh gây kích ứng niêm mạc dạ dày.

Lưu ý khi ăn tỏi sống

  • Không nên ăn tỏi khi đói.
  • Phụ nữ mang bầu, đang cho con bú, trẻ sơ sinh, người mắc bệnh về tiêu hóa, có vấn đề về mắt, thị lực yếu hoặc người có bệnh gan, thận không nên ăn tỏi sống.
  • Nên ăn kèm các thực phẩm khác để giảm mùi hăng và vị cay, dễ ăn hơn và đỡ kích thích niêm mạc dạ dày.
  • Sau khi ăn tỏi nên súc miệng bằng nước trà, ăn trái cây, nhai kẹo cao su,… để tránh bị lưu mùi.

3. Dùng nước cốt tỏi chữa viêm xoang

Dùng nước cốt tỏi chữa viêm xoang
Dùng nước cốt tỏi chữa viêm xoang

Bên cạnh 2 cách chữa viêm xoang kể trên, người bệnh còn có thể sử dụng nước cốt tỏi nhỏ mũi để cải thiện tình trạng viêm xoang. Trong khi nhỏ trực tiếp vào mũi sẽ có cảm giác rát, nóng, cay buốt và khó chịu nên người bệnh cần cố gắng, không bỏ cuộc giữa chừng.

Cách thực hiện

  • Bóc tỏi, làm sạch rồi giã cho đến khi nát hoặc dùng dụng cụ ép tỏi rồi chắt lấy nước cốt.
  • Pha nước cốt thu được với một lượng nước tương đương, cho vào lọ thuốc nhỏ mũi.
  • Nhỏ đều đặn mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần nhỏ 2-3 giọt.

4. Rượu tỏi chữa viêm xoang

Nhắc đến cách chữa viêm xoang bằng tỏi không thể bỏ qua rượu tỏi. Không chỉ bảo quản được lâu, tốt cho sức khỏe, rượu tỏi còn giảm được các dấu hiệu của bệnh viêm xoang rất tốt. Khi dùng rượu ngâm tỏi nên chọn rượu nếp trắng, rượu 45 độ, không nên sử dụng các loại rượu tạp chất.

Rượu tỏi chữa viêm xoang
Rượu tỏi chữa viêm xoang

Cách thực hiện

  • Lột sạch vỏ 300g tỏi rồi xay nhỏ hoặc đập dập tỏi hoặc nguyên nhánh nhỏ.
  • Cho tỏ vừa đập vào hũ thủy tinh, đổ rượu trắng ngập mặt tỏi.
  • Nắp hũ thủy tinh thật kín, đợi khoảng 10 ngày cho rượu tỏi chuyển vàng thì bỏ ra dùng.
  • Trong thời gian ngâm nên lắc bình mỗi ngày để các dưỡng chất được hòa trộn vào nhau.
  • Mỗi lần dùng lấy khoảng 5ml, dùng bông ý tế thấm rượu tỏi rồi nhét vào mũi hoặc có thể ngậm họng hàng ngày đều được.

5. Hỗn hợp tỏi ngâm mật ong

Mật ong vừa có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, virus vừa giúp tái tạo các mô tổn thương, chống phù nề niêm mạc mũi do viêm. Chính vì vậy khi kết hợp với tỏi sẽ rút ngắn được quá trình điều trị viêm xoang.

Phương pháp thực hiện

  • Bóc vỏ tỏi, đập dập hoặc nghiền nát, trộn lẫn với 1-2 thìa mật ong.
  • Dùng tăm bông y tế thấm hỗn hợp trên, bôi đều vào trong hốc mũi.
  • Đợi đến khi dịch mũi tiết ra thì xì nhẹ và làm sạch mũi bằng nước muối loãng.
  • Ban đầu sẽ có cảm giác đau rát và ngứa ngáy khó chịu nhưng sau 2-3 lần sẽ quen dần nên người bệnh cần kiên trì.

6. Tỏi kết hợp với bột nghệ trị viêm xoang

Chất curcumin trong nghệ có khả năng kháng viêm, giảm đau rất tốt. Đồng thời còn hỗ trợ phục hồi các tế bào chết, hồi phục tổn thương xoang do viêm nhiễm. Khi kết hợp với tỏi sẽ tạo thành hỗn hợp đánh bay các triệu chứng sưng viêm mũi do xoang nhanh hơn.

Tỏi kết hợp với bột nghệ trị viêm xoang
Tỏi kết hợp với bột nghệ trị viêm xoang

Cách thực hiện

  • Tỏi bóc vỏ mang đi nghiền nát hoặc đập dập, nghệ hòa tan bằng nước ấm.
  • Cho tỏi đã nát vào cốc bột nghệ, khuấy đều và uống.
  • Kiên trì mỗi ngày uống 1-2 cốc để cải thiện tình trạng bệnh.

7. Rửa xoang mũi bằng hỗn hợp tỏi và muối

Nước muối có tính sát khuẩn, diệt trùng cực tốt nên các chuyên gia khuyên những người bị viêm xoang nên sử dụng hàng ngày để rửa mũi. Dùng thường xuyên kết hợp thêm tỏi tươi sẽ có hiệu quả cao hơn. Đặc biệt, cách này trẻ sơ sinh cũng có thể dùng được.

  • Cách thực hiện
  • Hòa tan vài hạt muối trắng với 150ml nước ấm.
  • Bỏ vỏ 2-3 tép tỏi rồi thái thành từng lát mỏng, cho vào hỗn hợp nước muối ấm.
  • Để khoảng 10 phút rồi vớt tỏi ra ngoài. Lắc hoặc dùng thìa/đũa khuấy nhẹ để dưỡng chất của tỏi được hòa trộn.
  • Nghiêng đầu sang bên trái để bơm dung dịch vào hốc mũi bên phải và làm tương tự với hốc mũi còn lại.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2-3 lần để rửa sạch 2 hốc mũi.

8. Tỏi kết hợp cà chua

Một trong cách chữa viêm xoang bằng tỏi phải kể đến chính là sự kết hợp giữa tỏi và cà chua. Cà chua có tính chống viêm tốt cùng với lượng vi-ta-min A và C dồi dào nên khi kết hợp với tỏi sẽ giúp giảm tình trạng nhiễm trùng xoang cùng các dấu hiệu như nghẹt mũi, đau tức mũi, hắt xì,….

Tỏi kết hợp cà chua
Tỏi kết hợp cà chua

Các bước thực hiện

  • Tỏi mang đi bóc vỏ, giã nhỏ.
  • Cà chua thái nhỏ hoặc ép lấy nước rồi mang đi đun sôi trên lửa nhỏ.
  • Cho tỏi đã giã nát vào nồi cùng 1 vài tép chanh và mấy hạt muối để điều vị.
  • Uống mỗi ngày 2 lần thi tình trạng nhiễm trùng ở các hốc xoang sẽ được cải thiện đáng kể.

Chữa viêm xoang bằng tỏi cần lưu ý gì?

Chữa viêm xoang bằng tỏi tại nhà ngày càng được nhiều người sử dụng vì nguyên liệu dễ tìm, tiết kiệm chi phí mà vẫn có kết quả tốt. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả cũng như tránh những nguy cơ không may xảy ra, người sử dụng nên chú ý một vài vấn đề sau đây:

  • Nên dùng đúng liều lượng, không vì nóng vội muốn nhanh khỏi mà sử dụng quá liều không những phản công dụng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa.
  • Vì là thuốc dân gian, phụ thuộc nhiều vào cơ địa nên thời gian có tác dụng mỗi người khác nhau. Người bệnh cần kiên trì sử dụng, không bỏ dở giữa chừng hoặc ngắt quãng, như thế sẽ làm giảm tác dụng của tỏi.
  • Các trường hợp mẫn cảm, có bệnh lý nền liên quan gan, thận hoặc bị viêm nhiễm xoang nhiễm khuẩn nên tìm hiểu, cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng.
  • Nếu áp dụng các cách kể trên nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm sau hơn 1 tuần lễ thì phải dừng lại và đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, hỗ trợ.
  • Sử dụng nguyên liệu an toàn vệ sinh, rõ nguồn gốc.
  • Trong quá trình sử dụng, nếu bị dị ứng, người bệnh phải liên hệ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được trợ giúp kịp thời.
  • Tỏi sống hoặc tinh dầu tỏi khi thoa lên da có thể gây kích ứng với những người da nhạy cảm. Vì thế khi sử dụng, người bệnh nên cẩn thận hoặc thử lượng thật nhỏ trước.
  • Bên cạnh đó, những bài thuốc nhỏ trực tiếp vào mũi nếu không sử dụng cẩn thận, đúng liều lượng có thể gây nên các kích ứng phụ như phù nề hoặc viêm nhiễm xoang nặng hơn.

Bệnh viêm xoang nếu không được chữa kịp thời sẽ dễ để lại các biến chứng nguy hiểm như viêm xoang man tính, viêm thận, viêm khớp, viêm tấy hốc mắt,… thậm chí nguy hiểm hơn có thể mù mắt. Hi vọng bài viết trên cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về cách chữa viêm xoang bằng tỏi. Bên cạnh những phương pháp chữa dân gian này, người bệnh cần kết hợp thêm ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và tập thể dục để nâng cao sức khỏe.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *