Đứa con trai 8 tuổi của tôi xé quần áo khi nó cảm thấy lo lắng, bồn chồn ở trường. Làm thế nào để tôi có thể chế ngự sự lo lắng của con trai tôi?
Câu trả lời đến từ Tiến sĩ Jeffrey Wood, một nhà tâm lý học ở trường đại học California, Los Angeles.
Hành động của con trai bạn không nằm ngoài những điều thông thường của những đứa trẻ với hội chứng tự kỉ. Những sự biểu lộ bồn chồn có thể đại diện cho sự lo lắng hay những hành vi lặp đi lặp lại. Tuy nhiên, những sự biểu lộ này có thể xuất phát từ những nguồn khác đòi hỏi một sự đánh giá chuyên nghiệp. Tuy nhiên, với mục đích của bài blog này, chúng ta sẽ tập trung vào viễn cảnh có thể xảy ra của sự lo lắng.
Những đứa trẻ với hội chứng tự kỉ biểu lộ sự lo lắng hay bồn chồn bằng rất nhiêu cách giống như những đứa trẻ phát triển một cách bình thường. Chúng tôi thường thấy sự lo lắng chia cắt, ví dụ, khi những đứa trẻ phải chia tay với cha mẹ hoặc người chăm sóc mà chúng tin tưởng để đi đến trường hoặc nơi cắm trại. Rất nhiều đứa trẻ lo lắng và trở nên không thảnh thơi với những sự thách thức như bài tập về nhà, bạn bè hay những vấn đề về sức khỏe. Những vấn đề này thường tác động đến cả những đứa trẻ với hội chứng tự kỉ và những đứa trẻ không bị ảnh hưởng bởi chứng rối loạn này. Tuy nhiên, sự lo lắng xã hội – hay là nỗi sợ những người mới và những hoàn cảnh xã hội – là đặc biệt thông thường ở những đứa trẻ với hội chứng tự kỉ.
Nếu con bạn đang phải chịu đựng sự lo lắng, nó có thể đang phải trải nghiệm cảm giác căng thẳng mạnh mẽ từ bên trong. Điều này có thể bao gồm trái tim đập thình thịch, sự căng cơ bắp, sự vã mồ hôi và đau bụng. Sự lo lắng mãnh liệt có thể có kết quả là những hành vi lặp đi lặp lại mà không có mục đích gì, ví dụ như xé giấy hoặc quần áo.
Tất nhiên những cá nhân với hội chứng tự kỉ thường có vấn đề về giao tiếp bằng lời. Vậy nên sự biểu lộ ra ngoài của sự lo lắng có thể là manh mối duy nhất cho biết rằng có cái gì đó đang làm họ buồn bực. Một vài nhà nghiên cứu cũng nghi ngờ rằng những triệu chứng bên ngoài thuộc cơ thể của sự lo lắng có thể đặc biệt nổi bật ở những người có triệu chứng tự kỉ.
Liệu pháp hành vi liên quan đến nhận thức là một cách tiếp cận tâm lí được chấp nhận rộng rãi để phá vỡ chu kì mãnh liệt của sự lo lắng. Nó được sử dụng một cách hiệu quả để giúp những đứa trẻ có ít nhất một vài khả năng giao tiếp bằng lời. Bước đầu tiên trong quá trình này dạy những đứa trẻ nhận biết nguồn gốc nỗi sợ hãi của chúng. Ví dụ, một đứa trẻ đang phải chịu đựng sự lo lắng chia cắt có thể sợ bị chia cắt lâu dài với người mẹ khi nó đến trường. Sau khi nhận biết sự đe dọa có thể nhận thấy. bác sĩ chuyên khoa có thể giúp đứa trẻ một cách logic thách thức sự lo lắng với bằng chứng.
Để thu thập bằng chứng đó, một phương pháp kĩ thuật thứ hai được sử dụng. Chúng tôi gọi đó là liệu pháp trị liệu phơi bày. Loại liệu pháp này cho phép những cá nhân đối mặt với những nỗi sợ hãi của họ theo một cách tiến bộ. Ví dụ, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu một đứa trẻ đang sợ mất mẹ mình làm một bước nhỏ. Ví dụ như ở 1 phút trong căn phòng không có mẹ. Sau khi người mẹ xuất hiện lại, đứa trẻ khẳng định rằng mình an toàn. Bác sĩ chuyên khoa sau đó khuyến khích đứa trẻ dành nhiều thời gian hơn trong tình trạng không có mẹ. Điều này có thể cung cấp bằng chứng đứa trẻ cần để xóa đi sự lo lắng của nó và cảm thấy an toàn.
Các bậc cha mẹ và những người chăm sóc có thể thử những phương pháp kĩ thuật này ở nhà, một cách lí tưởng là với sự hướng dẫn chuyên nghiệp. Bạn có thể tìm thấy những cuốn sách về liệu pháp hành vi liên quan đến nhận thức để mua online hoặc ở trong hiệu sách. Mặc dù những cuốn sách này không chỉ cho những đứa trẻ với hội chứng tự kỉ nhưng tôi nghĩ rằng bạn sẽ tìm thấy rằng cách tiếp cận tổng quan có thể giúp bạn xử lí sự lo lắng của con bạn.