Chia sẻ về điều trị y học tại Đức

Thông tin tham khảo về dầu cá, melatonin, táo bón, dị ứng-không dung nạp thức ăn, thuốc chống nôn trớ

Hôm nay mình đưa con đi trao đổi với BÁC SỸ NHI về kết quả xét nghiệm dị ứng thức ăn và đường thở của con, cùng với những vấn đề về rối loạn giấc ngủ và táo bón của con.

Có mấy điều rút ra là:

1) Dầu cá: bs nói là có được công nhận là giúp ích trẻ thiếu tập trung (ADD). Thì trẻ tự kỷ cũng bao gồm thiếu tập trung vậy.

Mình thấy, nếu không theo nguyên tắc BIO của DAN thì có thể mua dầu bán tự do ở hiệu thuốc. Bs kê Efalex kapseln (có thể bóc nang lấy dầu cho con uống).

2) Melatonin: nhìn chung là an toàn, dùng lâu dài để tạo nhịp sinh học giấc ngủ cho con. Bác sỹ này đã từng cho bệnh nhân uống 6-8mg Melatonin mỗi ngày mà không có vấn đề gì. Kê cho con gái mình 27kg với liều là 1-2mg mỗi đêm, trước khi đi ngủ 30 phút. Nếu con thức giấc lúc nửa đêm thì đừng cho uống khi ấy, mà tốt nhất cho uống trước khi đi ngủ để tạo đúng nhịp sinh học.

Mình thấy trên diễn đàn các mẹ ở thế giới cũng dùng melatonin lâu dài cho con tự kỷ.

3) Táo bón:

Ông không nghĩ rằng dị ứng thức ăn lại có ảnh hưởng to lớn đến vấn đề táo bón. Táo bón ở trẻ nhỏ cũng hay gặp, và khi đã táo bón thì chúng bị đau, lần sau lại nhịn đi ngoài, dẫn đến lại đau hơn khi rặn ị, … cứ thế táo bón nặng lên và trở thành mạn tính (kinh niên).

Cách giúp tốt nhất là sử dụng thuốc nhuận tràng lâu dài (6 tháng, thậm chí 2 năm) để làm cho trẻ đi ngoài ko bị đau, hết sợ, hết ám ảnh việc đi ngoài, tạo thói quen đi ngoài hàng ngày, rồi dần dần sẽ cải thiện. Tất nhiên là có cháu bị nhẹ thì cải thiện chế độ ăn uống đã tốt lên, nhưng bị nặng rồi thì phải dùng thuốc nhuận tràng. Kê đơn Movicol junior 1 – 3 gói mỗi ngày, mỗi lần 1 gói, sau hoặc trước ăn đều được. Có thể uống tới 6 gói mỗi ngày (con gái 7 tuoi, 27kg). Nhưng con mình thì 1-2 gói mỗi ngày là hiệu quả.

4) Dị ứng thức ăn và không dung nạp thức ăn

– Dị ứng thì có các phản ứng như là mày đay, phát ban, ngứa, … xuất hiện tức thì sau ăn (IgE) hoặc là âm ỉ sau vài ngày (IgG).

– Không dung nạp thức ăn gì đó thì biểu hiện là đau bụng, đi ngoài phân nát, mót rặn, phân vừa nát vừa rắn, đau rát hậu môn.

– BS nay noi xet nghiệm dị ứng thức ăn IgG mà một số nơi làm thì không có giá trị chuẩn xác. Thực tế đây là xét nghiệm mà bác sỹ DAN khuyên làm ở Mỹ.

– Ví dụ xét nghiệm dị ứng IgG trứng trên 100 người, thì có thể 50 người dương tính (tức là về mặt kết quả xét nghiệm thì là bị dị ứng trứng), nhưng thực tế biểu hiện của bệnh thì không phải toàn bộ 50 người này đều có vấn đề dị ứng với trứng, họ vẫn ăn trứng như bình thường. Có nghĩa là kết quả xét nghiệm IgG này là không chuẩn xác.

– Thực tế bản than mình có làm xét nghiệm dị ứng thức ăn IgG ở Mỹ và kết quả là dị ứng nặng nhất với Táo nhưng mình vẫn ăn táo hang ngày khi sống ở Đức thì chẳng thấy làm sao cả.

– Con gái xét nghiệm IgG ở Mỹ thì dị ứng vừa với trứng, Gluten (bột mỳ) và một vài cái khác, nhưng mình quan tâm đến trứng và bột mỳ thôi. Con gái vẫn có thể mất ngủ đôi khi (thức giấc nửa đêm 2-4 giờ sáng). Nhưng khi ăn trứng hoặc bột mỳ thì tần xuất này nhiều hơn. Nên mình lại phải kiêng cho con, rồi khi bác sỹ xét nghiệm dị ứng Gluten và không dung nạp Gluten (bệnh Celiac) thì kết quả đều âm tính. Xét nghiệm dị ứng đậu nành, trứng, cá, bột mỳ, lạc cũng âm tính.

– Ông khẳng định vấn đề gluten và trứng không phải là vấn đề lien quan đến con táo bón hay là giấc ngủ của con.

Thế là mình lại cho con ăn. Cứ kiêng được vài tháng, đi gặp bác sỹ lại về cho con ăn, rồi chồng lai bắt cho con kiêng vì mỗi lần nó thức giấc là lại chạy sang phòng bố mẹ, làm cho bố không ngủ được. Rồi lại kiêng. Rồi đi gặp bác sỹ, rồi lại cho con ăn… vì kiêng thì thương quá mà bs lại không ủng hộ việc ăn kiêng.

Hôm nay gặp và nghe bs phân tích thế này, tối về lại cho con ăn long trắng trứng luộc. Đến khi đi ngủ con nói với mẹ: Me oi học nhớ! Massage nhớ! Rồi mẹ hỏi: tối nay con ăn cơm với gì  nhỉ? Mẹ gợi ý: Ăn cơm với thịt và … con đã điền ngay là trứng.

Con chưa biết kể chuyện, nhưng tuần này đã bắt đầu nôm na với những chuyện như là: khi mẹ hỏi đi bà G (trị liệu OT) có gì con nhỉ? Con trả lời: có cái lông, có con gấu, …

5) Thuốc chống trớ, nôn cho tre sơ sinh và trẻ nhỏ:

– KHÔNG DÙNG: Motilium chống trớ ở trẻ nhỏ thì ông đã từng sử dụng từ lâu và thấy có thể gây rối loạn nhịp tim nếu dùng nhiều, lâu dài, nên khuyên là ko nên dùng (thực tế bs ở VN hay kê cái này).

– Thay vào đó, để chống trớ và hội chứng trào ngược dạ dày thì cho trẻ dùng Omeprazole dành cho trẻ em, cái này anti-acid dịch vị, giúp giảm trớ, nôn.

Note: bs này rất có uy tín ở vùng này, rất tốt bụng, có thể nói là bs nhi uy tín nhất vùng. Vợ là nhà trị liệu cơ năng (OT) trên 30 năm, vì thế ông bs này cũng có nhiều bệnh nhân tự kỷ. Nhưng ông không nghiên cứu BIO của DAN đâu. Mình đang đưa dần thông tin để tranh luận với ông ấy, cái gì phải thì nghe. Mấy thứ ở trên có vẻ nghe được đấy.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *