Con không đến trường thì con đi về đâu?

Trích bài viết của một phụ huynh bàn về việc trẻ tự kỷ đến trường

Việc chuẩn bị cho con đến trường thì những kỹ năng giao tiếp xã hội và hành vi quan trọng hơn là những kiến thức về học đường. Mình hiểu rõ chương trình học của VN hiện tại là nặng so với cả trẻ thường chưa nói gì đến trẻ chậm, nên mọi người đều quá chú trọng vào các kiến thức học đường. Các lớp tiền tiểu học phần lớn cũng thiên về kiến thức học đường.

Các giáo viên tiểu học sẽ chỉ giúp con được kiến thức về học đường chuẩn bị đến trường thôi: viết, đọc, làm toán. Các cô tiểu học ko dạy được các kỹ năng xã hội và xử lý về hành vi, cũng thông cảm cho các cô vì các cô ko được đào tạo hay tự tìm hiểu để có kỹ năng dạy con chúng ta. Thực tế mẹ cháu đã đăng tin rao vặt để tuyển gia sư nhưng hầu như những người mẹ cháu mời dạy thử và phỏng vấn đều ko dạy được như mình mong muốn. Nếu mẹ mời cô tiểu học dạy thì mẹ kết hợp với cô, mẹ dạy kỹ năng xã hội, còn xác định là cô dạy con các thứ như viết đọc làm toán. Mà cũng phải thử cô chứ không thì cô cũng không dạy nổi đâu.

Đợt tuần trước trao đổi với các tư vấn RDI, một trong những điều mẹ cháu nhận ra được rằng: đến trường không phải là cái đích cuối cùng của con mình. Chỉ tiếc rằng nói ra chuyện này ở xã hội Việt Nam vào thời điểm hiện tại khá là bế tắc, và như lơ lửng ở trên mây.
Một em bé sinh ra bình thường sinh ra đến tuổi là đến trường đi học, dù là ở miền núi hải đảo chứ không phải ở ngay thủ đô.
Chỉ có những em bé không đủ tiêu chuẩn để được đánh giá là typical child thì là cả một nỗi niềm cho cha mẹ, liệu con có đến trường được không, và đến trường thì như thế nào?
Ước mong và trăn trở của cha mẹ về việc cho con đến trường là chính đáng. Nhưng nghĩ xa hơn, mục đích của chúng ta cho tương lai của con chúng ta có phải là đến trường phổ thông không? Đến trường thì con được cái gì? Và học ở trường xong thì con được cái gì. Đó là nơi phù hợp với con và tốt cho tương lai xa của con không? Con học ở nhà mà con có nghề, có cuộc sống tự lập được thì cũng tốt hơn là đến trường xong rồi cái con thu được và cái con phải chịu cái nào hơn.
Cha mẹ cần cân nhắc đê chọn phương án học cho con sao cho phù hợp và hiệu quả
Đứa trẻ nào thì cũng đến trường phổ thông từ 6 tuổi đến 18 tuổi thôi. Sau đó thì vào đại học, học nghề hay đi làm, có cuộc sống độc lập tự nuôi sống bản thân. 
Cái đích cho cuộc sống có chất lượng cho con không phải là cứ phải đến trường.
Nếu so sánh giữa việc con phải cố đến trường và con không đến trường, nhưng thời gian con sống trên đời này có chất lượng cuộc sống tốt hơn thì cha mẹ chọn đằng nào?
Nếu tính tuổi thọ của một người trung bình là 60 tuổi, thì thời gian sau khi đến trường của cuộc đời dài hơn là 18 năm. Nghĩ xa hơn về người tự kỷ trưởng thành và chất lượng cuộc sống của họ (có công ăn việc làm, sống độc lập) thì việc đến trường ko phải là đích cuối cùng.
Phương án tối ưu được đưa ra là nếu con có cuộc sống chất lượng tốt hơn khi đến trường thì hãy cho đến trường, còn không có lợi gì mà chỉ gây sức ép cho con khi đến trương thì cho con homeschooling, học ở nhà với môi trường và nội dung học phù hợp hiệu quả, ko gây sức ép và tốt cho định hướng tương lai và nghề nghiệp của con.

Chỉ tiếc rằng làm homeschooling (học tại nhà) ở Việt Nam như thế nào là một vấn đề rất lớn.
Về pháp lý, về cơ chế, tổ chức thực hiện, thái độ của xã hội, dư luận của xã hội như thế nào?
Câu hỏi vẫn treo trên đầu là Con không đến trường thì con đi về đâu?

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *