DẤU HIỆU SÀNG LỌC TỰ KỶ SỚM

Tretuky.com xin giới thiệu bài viết trên trang http://www.autismus-medicus.de/Frueherkennung.html Cám ơn mẹ MC đã dịch và gửi về từ Đức.

Dấu hiệu sàng lọc tự kỷ sớm

Những đặc điểm dưới đây không phải luôn luôn xuất hiện. Mặt khác chúng không phải là bằng chứng của tự kỷ. Nó chỉ gợi ý cho chúng ta nghĩ tới có thể đó là những triệu chứng của tự kỷ.

Trang này mục đích là đưa ra những dấu hiệu sớm để có thể chẩn đoán sớm và đứa trẻ sẽ nhận được trị liệu thích hợp đúng lúc.

Những đặc điểm chính này là trong giai đoạn từ U1 đến U7 và đưa cho bác sỹ nhi khoa bản checklist này. Giải thích: U trong tiếng Đức có nghĩa là khám xét, U1 là khám lần 1 kể từ khi sinh ra, U2 và U7 là khám khi trẻ từ 20-24 tháng tuổi.

Chúng tôi rất vui được hỗ trợ bạn trong việc đánh giá kết quả trong bảng dưới đây nếu bạn gửi nó cho chúng tôi bằng email hoặc fax. Bạn hoặc bác sỹ nhi khoa của con bạn có thể điền vào bảng này.

Những triệu chứng từ khi sinh cho đến 8 tháng tuổi (U1 đến U5)

Hãy điền số từ 1-6: 6 = luôn luôn (đúng), 5 = rất thường xuyên, 4 = thường xuyên, 3 = đôi khi, 2 = hiếm khi, 1 = không bao giờ

Triệu chứng Đánh giá
Trẻ không đòi ăn khi đói bụng 1 – 6
Trẻ không có phản ứng gì khi có ai đó đi vào phòng 1 – 6
Trẻ không nhìn theo khi ai đó di chuyển trong phòng 1 – 6
Trẻ đánh rắm và bị đau bụng nặng. Thường thì khóc ré lên. 1 – 6
 Khi bạn bế trẻ lên thì nó sẽ ngửa về phía sau nó và từ chối đặt đầu lên bả vai bạn 1 – 6
Trẻ không cảm thấy lạ lẫm với người lạ, hoặc nơi lạ 1 – 6
 Trẻ ít nhạy cảm với đau, lạnh hoặc nóng 1 – 6
 Trẻ không phân biệt giữa những người lớn 1 – 6 
Trẻ có đầu to bất cân đối 1 – 6
Đánh giá sơ bộ Điểm
Dường như chắc chắn có rối loạn phát triển tự kỷ, gọi là tự kỷ thời thơ ấu > 50
Nghi ngờ và cần phải theo dõi, khám xet 25 – 50
Dường như chắc chắn là không có rối loạn phát triển tự kỷ anh huong den su phat trien cua tre ve cac mat xa hoi, the chat  la khong the xay ra ≤20 

Triệu chứng ở 9-10 tháng(U6):

Hãy điền số từ 1-6: 6 = luôn luôn (đúng), 5 = rất thường xuyên, 4 = thường xuyên, 3 = đôi khi, 2 = hiếm khi, 1 = không bao giờ

Triệu chứng Đánh giá
Trẻ không biết đòi ăn khi đói bụng 1 – 6
Trẻ không phân biệt giữa những người lớn 1 – 6
Trẻ liếm hoặc ngửi đồ vật 1 – 6
Trẻ không đáp ứng với tiếng ồn 1 – 6
Trẻ không đáp ứng với tiếng nói, ví dụ có ai đó nói mà đứa trẻ không phản ứng gì 1 – 6 
Trẻ tỏ ra sợ  âm thanh 1 – 6 
Trẻ khóc rất lâu và khó bình tĩnh trở lại (khó dỗ) 1 – 6 
 Trẻ không biết chơi tưởng tượng. 1 – 6
Trẻ tránh giao tiếp mắt (không nhìn thẳng vào mắt của người khác khi giao tiếp) 1 – 6 
Trẻ không giao tiếp với trẻ em khác 1 – 6 
Trẻ cười hoặc khóc không rõ lý doEr/sie lacht oder weint ohne ersichtlichen Grund. 1 – 6
Trẻ ít nhạy cảm với đau, lạnh hoặc nóng 1 – 6 
  Điểm
 Đánh giá sơ bộ
Dường như chắc chắn có rối loạn phát triển tự kỷ, gọi là tự kỷ thời thơ ấu >50
Nghi ngờ và cần phải theo dõi, kham xet 25 – 50
Dường như chắc chắn là không có rối loạn phát triển tự kỷ, anh huong den su phat trien cua be ve cac mat xa hoi, the chat  la khong the xay ra  <20

Triệu chứng ở 20 – 24 tháng(U7):

Hãy điền số từ 1-6: 6 = luôn luôn (đúng), 5 = rất thường xuyên, 4 = thường xuyên, 3 = đôi khi, 2 = hiếm khi, 1 = không bao giờ

Triệu chứng  Đánh giá
Trẻ không phân biệt giữa những người lớn 1 – 6
Cho tất cả mọi thứ vào mồm, để mồm phồng to lên 1 – 6 
Trẻ liếm hoặc ngửi đồ vật 1 – 6
Trẻ không đáp ứng với tiếng ồn 1 – 6 
Trẻ không đáp ứng với tiếng nói 1 – 6
Trẻ rất sợ hãi một tiếng ồn nào đó 1 – 6 
Trẻ khóc lâu và không thể bình tĩnh trở lại (khó dỗ) 1 – 6 
Trẻ không biết chơi giả vờ, chơi đóng vai (tưởng tượng) 1 – 6 
Trẻ tránh giao tiếp mắt 1 – 6
Trẻ không giao tiếp với trẻ em khác 1 – 6 
Trẻ tỏ ra lo lắng khi một quá trình quen thuộc bị thay đổi 1 – 6
Trẻ không thích chơi những trò chơi thông thường 1 – 6
Trẻ không biết đồng cảm với người khác 1 – 6
Trẻ không có ngôn ngữ phù hợp với tuổi, ví dụ như 2 tuổi mà chưa biết nói 1 – 6 
Trẻ có sở thích bất thường 1 – 6
Trẻ đi nhón chân 1 – 6 
Trẻ ít nhạy cảm với đau, lạnh hoặc nóng 1 – 6 
Đánh giá sơ bộ Điểm
Dường như chắc chắn có rối loạn phát triển tự kỷ, gọi là tự kỷ thời thơ ấu >65
Nghi ngờ và cần phải theo dõi, kham xet 30-65
Dường như chắc chắn là không có rối loạn phát triển tự kỷ, anh huong den su phat trien cua tre ve cac mat xa hoi, the chat  la khong the xay ra

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *