Tự kỷ là tình trạng mà rất nhiều trẻ nhỏ gặp phải hiện nay, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm lý và đặc biệt là khả năng giao tiếp xã hội. Để có phương án xử lý kịp thời, việc tìm hiểu dấu hiệu trẻ bị tự kỷ là vô cùng quan trọng. Vậy dấu hiệu của trẻ tự kỷ như thế nào là chính xác? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Sơ lược về bệnh tự kỷ ở trẻ
Trước khi tìm hiểu biểu hiện trẻ tự kỷ, hãy cùng tìm hiểu qua về hội chứng này nhé! Đây không phải là cái tên quá mới lạ, thế nhưng ở Việt Nam chúng ta, hội chứng này chỉ mới thực sự được quan tâm vào khoảng 10 năm trở lại đây.
Theo các chuyên gia khoa học, tự kỷ là một hội chứng bao gồm nhiều rối loạn phát triển lan tỏa với nhiều mức độ (có thể là nặng hoặc nhẹ). Trong đó, tuổi khởi phát phổ biến ở trẻ em là 3 tuổi và nó thường kéo dài theo thời gian.
Đánh giá chung về các mặt phát triển, chúng ta có thể thấy ở trẻ bị tự kỷ đa phần đều có những khiếm khuyết trong các lĩnh vực như giao tiếp, hành vi và tương tác xã hội. Ngoài ra, các em còn có thể kèm thêm một vài rối loạn liên quan đến cảm giác hoặc tăng động, giảm chú ý,…
Sự kết hợp nhiều bệnh lý phức tạp này khiến cho quá trình điều trị cho trẻ tự kỷ gặp rất nhiều khó khăn và kéo dài thời gian. Đây là lý do giải thích tại sao việc kịp thời phát hiện dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tự kỷ lại quan trọng đến vậy.
Dựa trên kết quả khảo sát thực tế đã cho thấy, những năm gần đây tỷ lệ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ tăng lên khá cao. Cụ thể, cứ 100 trẻ sẽ có 1 bé mắc tự kỷ và trường hợp xuất hiện ở bé trai thường cao hơn bé gái (trung bình từ 4 – 6 lần).

Thông thường, những đối tượng sau đây rất dễ bị tự kỷ:
- Những trường hợp có yếu tố di truyền hoặc chịu ảnh hưởng trong quá trình mang thai do mẹ tiếp xúc với các độc tố, chịu nhiều áp lực hoặc stress,…
- Các bé lớn lên trong hoàn cảnh gia đình ít dành sự quan tâm, dạy dỗ đúng mức.
- Sự thiếu hụt tình cảm khiến trẻ cảm thấy đơn độc trong thế giới của mình và dần thu mình lại, mất tự tin với mọi người, khả năng và nhu cầu giao tiếp với mọi người cùng giảm dần.
- Các bé thường xuyên ở một mình xem tivi hoặc xem tivi liên tục nhiều giờ trong ngày.
Dấu hiệu trẻ bị tự kỷ dễ nhận biết nhất
Các từ khóa như “dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 36 tháng” hay “dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng” hiện đang có lượt tìm kiếm khá nhiều. Cần hiểu đúng rằng, triệu chứng ở trẻ tự kỷ có thể xuất hiện từ khi trẻ chỉ mới 1 tuổi, thế nhưng những biểu hiện này khá mờ nhạt và khó nhận biết.
Theo thời gian, các dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ dần nhiều hơn, thể hiện rõ rệt và sẽ được chẩn đoán chính xác ở khoảng 3 tuổi. Dưới đây là một số biểu hiện của trẻ tự kỷ bạn có thể tham khảo:
1. Kỹ năng tương tác xã hội kém
Đây là một dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 6 tháng rõ ràng nhất mà bất cứ ai trong chúng ta đều có thể quan sát được . Tất cả các trẻ tự kỷ rất ít tiếp xúc với xã hội, với mọi người xung quanh (bạn bè, ông bà, bố mẹ,..) bằng ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,…

Thay vào đó, các bé thường biểu hiện sự cô lập và thể hiện các mốc phát triển kém. Trẻ thường có dấu hiệu tránh né, không nhìn thẳng vào người đối diện hoặc nhìn họ như thể không có họ ở đó, như thể họ vô hình.
Ngoài ra, các bé dường như không nhận biết hoặc không phân biệt được đâu người nào là quan trọng nhất trong cuộc sống của mình: xem bố mẹ, ông bà và anh chị em giống như người dưng bình thường.
Ngoài ra, các bé cũng sẽ thu mình hơn, thích chơi một mình ít làm theo chỉ dẫn hoặc tất cả mọi hoạt động đều thực hiện theo ý thích. Trẻ cũng không quan tâm tâm đến lời nói hay cảm xúc của người khác.
Ngoài ra, sự tương tác, gắn bó, tập trung của trẻ thường dành cho đồ vật nhiều hơn những người xung quanh. Ba mẹ chỉ cần dành một ngày để quan sát kỹ năng tương tác xã hội của con là có thể phát hiện điều bất thường.
2. Ngôn ngữ có nhiều bất thường
Đây cũng là một dấu hiệu trẻ tự kỷ nổi bật mà các bậc phụ huynh có thể dễ dàng phát hiện được ở trẻ. Trong trường hợp này, các bé thường bị khiếm khuyết về ngôn ngữ giao tiếp.
Ở mức độ nặng, ngôn ngữ có thể hoàn toàn không có, trẻ bị câm hoặc nhẹ hơn là chỉ phát ra những tiếng động, âm thanh vô nghĩa hoặc tiếng kêu lặp đi lặp lại. Một số trường hợp ngôn ngữ phát triển chậm trễ, các bé lớn hơn sẽ thường nói định hình, sai văn phạm và ngữ nghĩa.
Khi ba mẹ cố gắng giao tiếp với con, bạn sẽ thấy bé nói đơn điệu, thiếu ngữ điệu, nhịp điệu, thiếu diễn cảm. Ngoài ra, một số trẻ kỷ có khả năng phát triển ngôn ngữ kém, nói không rõ hoặc chậm nói.
Bên cạnh đó, cũng có trường hợp dù được dẫn dắt nhưng bé vẫn không nói theo hướng dẫn, thường phát âm vô nghĩa. Trẻ có thể chỉ nhại lại lời nói của những người xung quanh một cách máy móc hoặc chỉ nói khi có nhu cầu, ví dụ như muốn đi vệ sinh, muốn ăn, muốn chơi,…
Việc các bé thường xuyên hỏi một câu hỏi nhiều lần hoặc không biết cách đặt câu hỏi cũng khá phổ biến. Điều này khiến ba mẹ và con cái không thể hiểu ý của đối phương như thế nào. Giọng nói của trẻ cũng có sự khác biệt nhất định so với trẻ bình thường, có thể nói rất nhanh, nói to hoặc nói giọng thủ thỉ.
3. Những hành vi của trẻ tự kỷ mang tính bất thường
Việc nhận biết trẻ tự kỷ qua tiếng khóc là điều khá khó khăn. Thay vào đó, bạn có thể dựa vào những hành vi của trẻ tự kỷ để xác định vấn đề. Ví dụ trong sinh hoạt hằng ngày, các bé thường có những thói quen, hành vi như đi vòng tròn, đi kiễng gót, nhảy lên, xoay người vòng tròn, đập đầu vào tường,…
Hay như một số thói quen thường lặp lại ở trẻ là chỉ nằm đúng một vị trí mà mình cảm thấy “an toàn”, chỉ mặc một kiểu quần áo, ngồi đúng một chỗ, chỉ đi đúng một đường hoặc chơi trò chơi theo đúng một trình tự nhất định,…
Ngoài ra khi quan sát kỹ, ba mẹ sẽ nhận thấy trẻ thường định hình vận động: hay lặp lại những hành vi quen thuộc như chơi với bàn tay trước mắt, lắc đầu, lắc lư thân mình hay các hoạt động đánh hơi như hít, ngửi đồ vật, thức ăn,… cũng khá phổ biến.
4. Ý thích thu hẹp
Trẻ thường chỉ chú tâm hoặc chỉ chơi một vài trò chơi mà mình cảm thấy có hứng thú. Cách chơi của trẻ con cực kỳ đơn điệu, nhàm chán và lặp lại nhiều lần. Các bé có thể dành nhiều giờ để xem quảng cáo trên tivi hoặc quay bánh xe để chúng chuyển động lặp đi lặp lại.
Với ý thích thu hẹp này, ngắm tay cũng là một sở thích phổ biến ở trẻ tự kỷ. Ngoài ra, các bé cũng sẽ thích cầm một đồ vật gì đó như bút, que, giấy hay đồ chơi mà mình yêu thích.
5. Dấu hiệu trẻ tự kỷ – Rối loạn cảm giác
Do thần kinh quá nhạy cảm nên các bé mắc tự kỷ cũng sẽ có biểu hiện rối loạn cảm giác. Ví dụ như trẻ thường sợ hãi khi nghe tiếng động quá to, thu mình vào một góc do sợ ánh sáng tự nhiên, sợ cắt móng tay, sợ cắt tóc, không muốn người khác (kể cả người thân) chạm vào người,…
Đa phần những trường hợp trẻ nhỏ mắc hội chứng tự kỷ thường rất lười nhai và kén ăn. Tuy nhiên, các bé lại thích chạm vào đồ vật, thích gõ đồ chơi để chúng phát ra tiếng động theo quy luật, quan sát đồ vật phát ra ánh sáng hoặc chuyển động (đặc biệt là lăn tròn).
Ngoài những biểu hiện nổi bật trên, một số trẻ tự kỷ có khả năng ghi nhớ rất tốt, ví dụ như nhớ vị trí các đồ vật, nhớ số điện thoại, biết đọc số rất sớm, thực hiện phép cộng siêu nhanh,… Chính vì thế, các bậc phụ huynh rất dễ nhầm tưởng và cho rằng con mình quá thông minh.
6. Vận động chậm chạp
Vận động chậm chạp cũng là một trong những dấu hiệu trẻ tự kỷ điển hình không nên bỏ qua. Lý giải hiện tượng này, các chuyên gia đã chứng minh là do giảm trương lực cơ toàn thân hoặc rối loạn trương lực cơ.
Các bé thường khó khăn trong việc bắt chước vận động, từ chối mọi hoạt động tập luyện trực tiếp. Đôi khi trẻ cũng có những hành động bất thường như nhăn nhó mặt, xoắn vặn bàn tay hay đập đầu vào tường nhưng đều diễn ra một cách chậm chạp.
7. Dấu hiệu trẻ tự kỷ – Rối loạn ăn uống
Rối loạn ăn uống cũng là một dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ thường gặp Triệu chứng này thường xuất hiện sớm trong những tháng đầu đời khi bé vẫn uống sữa như chán ăn, ói mửa, rối loạn động tác mút.
Ở tuổi lớn hơn, các bé có thể giữ một cách ăn uống thoái triển: từ chối ăn những thức ăn không được băm nhỏ hoặc nghiền nhuyễn, các thức ăn từ sữa hầu như chiếm vị trí độc quyền và việc ăn cơm như một nỗi ám ảnh không hồi kết
8. Bị khiếm khuyết về trí tuệ
Dấu hiệu trẻ tự kỷ cuối cùng đó là sự khiếm khuyết về trí tuệ. Theo thống kê, có khoảng 40% trẻ mắc tự kỷ có chỉ số IQ dưới 55 điểm và 30% trẻ tự kỷ bị chậm phát triển trí tuệ mức độ nhẹ.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, sự thiếu sót thường không giống nhau và có sự khác biệt giữa thương số thông minh ngôn ngữ và thao tác. Chỉ 30% trẻ mắc tự kỷ có trí tuệ phát triển bình thường và đảm bảo học hành, làm việc như mọi người.
Vậy là bài viết trên đã chia sẻ về dấu hiệu trẻ tự kỷ dễ nhận biết nhất hiện nay. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về hội chứng này. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, đừng quên đặt câu hỏi để được tư vấn nhanh chóng, kịp thời nhé!