DẠY CON CHƠI – NHIÊN LIỆU CHO SỰ PHÁT TRIỂN

Mọi đứa trẻ đều thích chơi đùa. Con cũng vậy, con chỉ không biết cách chơi thôi. Hãy giúp con, các bố mẹ nhé! Chuyên gia Nhật Kuroda Yutaka, một tình nguyện viên của Jica chia sẻ về cách dạy trẻ qua các trò chơi.

Trong đời người, lần đầu tiên người ta chơi là khi nào?

Có phải là khi lần đầu tiên cầm đồ chơi không?

Có phải là khi tự mình chạm vào tay mình không?

Đó chính là khi nhìn vào khuôn mặt của mẹ.

Tôi muốn nói chuyện về việc dạy trẻ qua các trò chơi.

Các kiểu chơi của trẻ em ở Nhật Bản và Việt Nam rất giống nhau.
Các trò chơi đa dạng như

  • Di chuyển cơ thể theo nhịp điệu
  • Tất cả mọi người cùng nhau vẽ tranh
  • Chơi ghép hình hoặc xếp khối gỗ v.v.

Trong các trò chơi, giáo viên dạy trẻ tự kỷ cần xem xét điều gì?

Có 2 điều cần xem xét:

–          “Đối với em bé này kỹ năng phát triển cần thiết của em là gì?”

–          “Trong các trò chơi thông thường hàng ngày, lồng các mục tiêu huấn luyện cho em vào trò chơi theo kiểu như thế nào để em vừa chơi và vừa đạt được các kỹ năng qua các trò chơi đó”

Khi chúng ta xem xét đến việc huấn luyện về “giao tiếp”- hạn chế lớn nhất của trẻ tự kỷ, thì

kỹ năng phát triển quan trọng nhất, gốc rễ của nó phải chăng chính là “quan hệ với môi trường xung quanh”

Có thể nói trong môi trường đa dạng xung quanh mà trẻ phải quan hệ, “yếu tố” đòi hỏi sự thích ứng cao nhất, phức tạp, tinh vi nhất chính là “con người”, yếu tố môi trường gọi là “con người” và sự sự liên quan đến “con người” chính là “Giao tiếp”

Nếu nói vậy, để huấn luyện trẻ tự kỷ – đối tượng có khó khăn về giao tiếp, không chỉ tiếp cận đến cái gọi là “huấn luyện” giao tiếp mắt và mô phỏng âm thanh đơn thuần, mà cần phải xem xét để trẻ được trải nghiệm, cảm nhận được “quan hệ với môi trường xung quanh” từ đơn giản rồi tăng thêm dần từng bước, cho đến khi đạt được quan hệ với “con người” – là yếu tố phức tạp nhất.

Nơi mà trẻ học “quan hệ với môi trường xung quanh” chính là qua “các trò chơi”.

Dù ở trong phòng, ngoài đường, trong công viên thì trẻ em đều khám phá “môi trường” đa dạng ở chỗ đó, nhờ vào các trò chơi mà người lớn thậm chí không nghĩ rằng đó là trò chơi, trẻ em quan hệ với “môi trường”, sử dụng “môi trường” đó để học tập. Rồi qua đó, trẻ em quan hệ với “môi trường” – chính là “người bạn” ngẫu nhiên, có nghĩa là giao tiếp cũng bao gồm trong đó.

Tất nhiên, đối với trẻ tự kỷ “nhận thấy” được cuộc gặp gỡ với “môi trường”, “phát triển qua trò chơi” từ quan hệ với môi trường có thể nói thật sự là bài tập rất khó cho các em.

Trẻ tự kỷ có những khó khăn khác nhau về quan hệ với môi trường, làm thế nào để tăng các trải nghiệm tích cực về quan hệ với môi trường, có thể kết nối được với các trò chơi, cần phải suy nghĩ nghiêm túc, cần thiết phải nỗ lực trong trong cuộc sống sinh hoạt tự nhiên thường ngày. Không nghi ngờ gì là “nếu không có trải nghiệm thì không phát triển được”

Không có nghĩa là đối với trẻ khuyết tật không thể chơi các trò chơi thông thường hàng ngày thì cần các trò chơi đặc biệt. Điều cần thiết ở đây là cách tổ chức và sắp xếp đặc biệt cho trò chơi đó. Với cách làm như vậy, dù là trẻ khuyết tật cũng có thể tiếp cận với các trò chơi, vận động cơ thể, thế giới này đối với các em được rộng mở hơn qua các trò chơi, điều này quả thật không nghi ngờ gì.

 

Trò chơi về cơ bản là một hoạt động tự phát. Tạo một môi trường mà phát huy tối đa tinh thần và sức lực của mình có, là hoạt động lặp đi lặp lại việc thử và sai. Nó diễn ra trong quá trình tương tác với môi trường. Không bao giờ chơi là điều bị bắt phải làm.

 

Đầu tiên nó bắt đầu từ việc chơi một mình. Chúng ta phải can thiệp vào đó.

Không phải là làm một cách cưỡng ép, mà can thiệp vào khi trẻ bắt đầu quan tâm đến chơi và chơi như là một sở thích.

Tiếp theo trẻ có thể chơi 2 người với giáo viên.

Giáo viên cùng mở rộng các trò chơi, ví dụ như là trò nhận và trao các đồ vật chẳng hạn.

 

Tới một mức độ nào đó phát triển sao cho trẻ có thể chơi với mọi người ở xung quanh trẻ, khi trẻ làm được như vậy là sẽ hình thành luật chơi.

–          Giữ luân phiên lần lượt

–          Điều chỉnh sao cho phù hợp với người khác

–          Để ý mắt đến đối tác chơi với mình

Khi đạt đến trình độ này, phần nhiều là đã chịu tiếp nhận sự lãnh đạo của giáo viên một chút.

Khi trẻ chịu tiếp nhận sự lãnh đạo của giáo viên thì việc thực hiện trò chơi của các em dễ dàng hơn.

Phải xác định rõ rang sẽ định hướng dạy các em đang chơi đó phát triển đến mức nào.

Nếu giáo viên chỉ toàn là chơi thôi thì không phải việc của giáo viên là thế, nhưng tôi có thể nghĩ rằng việc dạy cho trẻ phát triển thông qua các trò chơi là việc rất hấp dẫn, thú vị.

Khi tôi đến Việt Nam, có khó khăn về ngôn ngữ, nên chủ yếu toàn là chơi với các em, nếu xem xét việc giáo dục trẻ qua các trò chơi như là một chiến lược  thì việc dạy trẻ sẽ rất tuyệt vời.Rất mong các bạn sẽ tiếp tục phát triển việc dạy chơi, tiếp tục làm việc này với niềm tự hào.

Xem tiếp về chủ đề này trong diễn đàn

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *