HỒ SƠ HỌC HÒA NHẬP CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT

Năm học mới sắp bắt đầu, nhiều cha mẹ đang hồi hộp cùng con bước vào hành trình đi học hòa nhập. Chúng ta cần suy nghĩ và lựa chọn: con sẽ học như các bạn bình thường, hay làm hồ sơ khuyết tật cho con hưởng tiêu chuẩn xếp loại riêng?

Nếu con có thể theo kịp chương trình bình thường, và học, thi, xếp loại bình đẳng với các bạn, thì đó là một niềm vui lớn. Nhưng nếu con cần một tiêu chuẩn xếp loại phù hợp hơn, thì chúng ta cần bàn bạc với cô giáo, nhà trường để làm hồ sơ học hòa nhập cho trẻ khuyết tật.

Theo hướng dẫn của ThS Nguyễn Thị Thanh, Giám đốc trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục đặc biệt, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, giáo viên và phụ huynh cần phối hợp tiến hành như sau:

  1. Giáo viên cần phải đánh giá trẻ để trên cơ sở đó xác định điểm mạnh, điểm yếu của trẻ là gì để làm căn cứ xây dựng Kế hoạch giáo dục cá nhân.
  2. Với khoảng cách của bé cách xa so với các bạn bình thường như vậy thì nên chuyển sang học hòa nhập để bé được hưởng chính sách ưu tiên trong việc đánh giá xếp loại theo thông tư 32. Vì bé không thể theo kịp các bạn bình thường mà đánh giá theo chương trình các bạn bình thường thì bé không đạt (Xem hướng dẫn thông tư 32/2009 và quyết định 23/2006 của Bộ giáo dục đào tạo)
  3. Hoàn thiện hồ sơ Giáo dục hòa nhập cho trẻ gồm:

–          Sổ theo dõi chăm sóc sức khỏe (phiếu khám sức khỏe của Bệnh viện có kết luận về dạng khó khăn của trẻ xem chính xác dạng tật của trẻ là Khuyết tật trí tuệ, Khó khăn về vận động hay Khó khăn về học để làm cơ sở bé được hưởng ưu tiên trong đánh giá xếp loại (đánh giá thường xuyên, đánh giá cuối học kỳ 1 và đánh giá cuối năm)

–          Kế hoạch Giáo dục cá nhân

–          Bản sao Giấy khai sinh

–          Học bạ (Bé phải có học bạ như học sinh bình thường) chỉ khác nhau là kết quả đánh giá trong học bạ là theo Kế hoạch Giáo dục cá nhân chứ không đánh giá theo chương trình)

  1. Giáo viên bố trí chỗ ngồi cho trẻ thuận lợi để trẻ nhận được nhiều sự hỗ trợ từ giáo viên và các bạn trong các tiết học hàng ngày.
  2. Xây dựng vòng tay bạn bè cho trẻ (vòng tay bạn bè trên tiết học ở trên lớp, giờ ra chơi), xây dựng môi trường học tập than thien va tich cuc
  3. Trao đổi thẳng thắn với phụ huynh về nội dung này để phụ huynh cùng phối hợp tham gia thực hiện cùng (phải có sự đồng ý của phụ huynh, giáo viên không đơn phương tự làm một mình).

Lưu ý: Giáo viên có gắng tư vấn tế nhị, việc đưa trẻ vào danh sách hòa nhập là để tạo điều kiện tốt cho cháu chứ không gán mác gọi tên, cháu được hưởng chính sách ưu tiên (đó là quyền của trẻ em). Trong lớp không bao giờ gọi tên trẻ là trẻ khuyết tật.

Điều chúng ta cần làm là mang lại môi trường và điều kiện học tập tốt nhất cho trẻ. Mời các bạn tham gia trao đổi thêm về chủ đề này trong diễn đàn:

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *