Khuyến khích những người kén chọn thức ăn với hội chứng tự kỉ thử những thức ăn mới

Cháu trai tôi đã bước sang tuổi thứ 5 và chỉ ăn một ít loại thức ăn. Chúng tôi phải làm gì để cháu thử ăn những loại thức ăn mới?

Câu trả lời đến từ Emily Kuschner, Tiến sĩ, nhà tâm lí học về khám và điều trị bệnh nhân ở Bệnh viện của trẻ em ở Philadelphia, một trung tâm nằm trong mạng lưới điều trị tự kỉ của tổ chức Autism Speaks. 

Nếu con bạn hoặc cháu bạn là một người kén chọn trong ăn uống thì bạn nên biết rằng mình không chỉ có một mình. Đến 70% bố mẹ của những đứa trẻ có hội chứng tự kỉ đã báo cáo về những vấn đề về thói quen ăn uống hạn hẹp một cách quá đáng. Thông thường, những khuynh hướng này tiếp tục cho đến thời thanh thiếu niên và tuổi trưởng thành.

Những nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng để hiểu hết điều gì gây ra việc kén chọn trong ăn uống ở rất nhiều những người tự kỉ và làm cách nào để can thiệp để mở rộng những sự lựa chọn thức ăn. .

Sau đây là một số chiến lược các bậc cha mẹ có thể sử dụng để đa dạng hóa chế độ ăn hạn hẹp – không kể tuổi tác của đứa trẻ.

Đầu tiên và trước nhất, điều quan trọng là phải khẳng định sự không phù hợp của bất kì những sự dị ứng thức ăn nào mà có thể gây ra sự không thích thú với một nhóm mùi vị hoặc thức ăn đặc biệt. Những đứa trẻ có thể tránh những loại thức ăn đặc biệt bởi vì chúng có thể làm rối loạn bộ máy tiêu hóa. Tuy nhiên, những đứa trẻ có thể không thể diễn tả hoặc nhận biết mối liên kết này. Hãy xin tư vấn của bác sĩ nhi khoa của bạn để kiểm tra những sự dị ứng có thể có hoặc sẽ làm phức tạp những bệnh y khoa trước khi bắt đầu bất kì chế độ ăn uống mới nào.

Ngoài ra, là một điều rất tự nhiên cho một đứa trẻ khi nó không thích ăn thức ăn đã gây ra một cơn đau dạ dày hoặc là thức ăn bị ngộ độc trong quá khứ. Đó là bản năng gốc!

Một khi bạn đã khẳng định được là những vấn đề về y khoa không phải là nguyên do ăn uống kén chọn của con bạn, bạn nên giữ một nguyên tắc cơ bản trong đầu: Tránh việc chế biến thức ăn trở thành nguồn cơn của  sự xung đột trong gia đình bạn.

Rất thông thường để việc kén chọn trong ăn uống có thể dẫn đến những tranh cãi và chiến đấu xung quanh bàn ăn về ý thích giữa những đứa trẻ và cha mẹ, ông bà hay những người chăm sóc khác. Tranh cãi hoặc cố gắng để bắt một đứa trẻ ăn thường làm cho tình hình xấu hơn. Thay vào đó, hãy dành một ít thời gian để nghĩ sáng tạo và cố gắng khám phá những nguyên nhân có thể đằng sau sự không thích thú của con bạn đối với những thức ăn mới hoặc đặc biệt.

Ví dụ, rất nhiều trẻ em với hội chứng tự kỉ không thích thử những cái mới. Trong tâm lí học, chúng tôi gọi đó là neophobia. Nếu một đứa trẻ dường như sợ hãi hoặc cảnh giác với những thức ăn mới, hãy nghĩ những cách để chế ngự sự lo lắng này. 

Ví dụ, thay vào việc yêu cầu đứa trẻ nếm thử thức ăn mới ngay lập tức, hãy thử cách tiếp cận kiểu bậc thang. Đầu tiên, bạn có thể chỉ đơn giản nhìn thức ăn mới cùng nhau. Từ đó, bạn có thể gợi ý rằng 2 người hãy ngửi hoặc chạm vào thức ăn đó. Đây là những cơ hội tốt để chơi đùa và có sự thích thú với thức ăn. Khi bạn cảm thấy cháu bạn đã sẵn sàng, hãy gợi ý để liếm hoặc nếm thử thức ăn đó.

Đôi khi việc bảo đứa trẻ trộn thức ăn mới với thức ăn được yêu thích và đã quen thuộc cho lần nếm đầu tiên có thể giúp việc ăn uống dễ dàng hơn. Chúng tôi đã nhìn thấy cách tiếp cận dần dần này làm giảm sự lo lắng về những thức ăn mới bằng cách tăng sự hiểu biết rõ về thức ăn.

Một điều cũng quan trọng nữa là hãy cho những đứa trẻ nhiều sự lựa chọn có thể có để chúng cảm thấy mình kiểm soát được những bữa ăn. Ví dụ, bạn muốn cháu bạn ăn rau vào bữa tối. Thay vào việc đòi hỏi nó ăn đậu Hà lan, hãy cho nó 3 sự lựa chọn: đậu Hà lan, cà rốt hay salad. Tương tự, bạn có thể giới thiệu một sự dàn xếp rộng rãi về sự lựa chọn thức ăn vào bữa ăn, và sau đó mời cháu bạn chọn  loại thức ăn để lên đĩa của nó. Cách tiếp cận này cũng giúp những đứa trẻ biết rằng được phép có những sở thích về thức ăn (tất cả chúng ta đều có ít nhất một loại thức ăn chúng ta không muốn ăn), nhưng sự đa dạng trong chế độ ăn vẫn là quan trọng. 

Nếu bạn đang làm món ưa thích của cháu bạn là mì ống và pho mát cho bữa tối, hãy nói với nó rằng tối nay nó nên thêm vào một thành phần bí mật cho các thành viên khác trong gia đình để đoán và khám phá trong suốt bữa ăn. Nó sẽ được lựa chọn: gà tây, bông cải xanh hoặc cà chua? Khuyến khích sự lựa chọn và kiểm soát trong một ô cửa xác định có thể giúp tránh những tranh cãi, nước mắt ở bàn ăn tối. Cùng thời gian, điều này cũng khuyến khích một chế độ ăn đa dạng hơn và được tổ chức tốt hơn.

Cuối cùng, một số đứa trẻ với hội chứng tự kỉ có khó khăn về giác quan với thức ăn ngoài mùi vị. Ví dụ, một đứa trẻ có thể không thích cách mà một quả cà chua đỏ màu anh đào biến từ dạng rắn sang dạng ướt trong miệng nó mặc dù nó thích mùi vị đó. Có thể là khó khăn cho những đứa trẻ tách biệt mùi vị thơm ngon từ một kết cấu rối loạn. Nếu điều này là một trong những vấn đề của cháu bạn, hãy khám phá những giải pháp sáng tạo để chế ngự sự lo lắng về giác quan này. Nó có thể giúp đứa trẻ đập tan những quả cà chua trước khi ăn hoặc trộn lẫn thức ăn cùng nhau để rải đều kết cấu của chúng.

Phải thừa nhận là những nguồn cơn của sự ghét thức ăn có thể khó khăn để nhận biết. Tất nhiên một đứa trẻ 5 tuổi đang đau đớn có thể có một khoảng thời gian khó khăn để hiểu và diễn tả cái gì đã làm nó khó chịu về một loại thức ăn đặc biệt nào đó.

Một cái bẫy mà tôi thấy rất nhiều cha mẹ không chống lại được là hệ thống phần thưởng.”Nếu con ăn bông cải xanh, con có thể ăn kem”. Mặc dù mánh lới này có thể hoạt động như một giải pháp nhanh nhưng nó không mang lại kết quả mong muốn trong dài hạn. Con bạn có thể ăn bông cải xanh để có được phần thưởng nhưng kế hoạch này không có khả năng tăng sự thích thú cho việc ăn bông cải xanh. Thay vào đó, chúng tôi muốn những đứa trẻ thích thú với những thức ăn mới và tổ chức được một thói quen ăn uống đa dạng và khỏe mạnh hơn.

Vậy thì quan trọng là giúp đứa trẻ tìm ra những giải pháp. Quan trọng nhất, càng vui hơn thì càng tốt hơn. Hãy trang trí vào bát với dưa hấu. Làm những khuôn mặt trên pizza với rau xanh hoặc xúc xích. Sơn với sốt pasta. Hãy thử nghiệm với việc những thành phần làm cách nào để thay đổi màu sắc hoặc không thay đổi khi trộn lẫn với nhau. Mỗi một hoạt động này sẽ giúp đứa trẻ trở nên thoải mái hơn với những thức ăn mới và khác biệt, tạo ra cơ hội cho việc thử những mùi vị mới và giữ cho cuộc tranh luận về thức ăn trở nên tích cực. Hãy làm cho những bữa ăn trở thành cơ hội cho sự linh hoạt, giáo dục, sự lựa chọn và – trên hết – vui thích, và những đứa trẻ sẽ có khả năng phản ứng thuận lợi bất kể tuổi của chúng.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *