Trong cuốn sách của tôi Để chương trình giảng dạy cho học sinh tự kỷ thành công có một lượng thông tin đáng kể về giảng dạy cho học sinh tự kỷ (xem phần “Tư liệu hữu ích”ở phần cuối cuốn sách này). Cuốn sách này cung cấp các chiến lược cho giáo viên và phụ huynh, tập trung vào điều hòa cảm giác. Sau đây là một số vấn đề lưu ý khi dạy.
Hướng dẫn sử dụng: Cầm tay hướng dẫn trẻ trong suốt hoạt động. Điều này đặc biệt hữu ích nếu trẻ không đáp ứng với lời nhắc.
Thời gian biểu: Thời gian biểu là một công cụ cho phép trẻ em theo dõi các sự kiện và hoạt động của ngày, cũng như phát triển hiểu biết về khung thời gian và nhận biết các trình tự quanh mình.
Trực quan: Hình ảnh, hình vẽ đen trắng, phần lẻ còn lại (một phần của hoạt động, ví dụ như lấy một khối từ một hộp chứa các khối). Vì nhiều trẻ em tự kỷ có khó khăn trong việc xử lý ngôn ngữ, nên hình ảnh có thể được sử dụng để hỗ trợ giao tiếp trong các chương trình can thiệp giác quan. Khi thực hiện các hoạt động ‘vẽ’ hoặc ‘tô màu’, nên cho trẻ xem các hình ảnh có liên quan trong sách.
Thời gian biểu trực quan: Sử dụng hình ảnh (xem ở trên) để nói với trẻ về các lịch sinh hoạt.
Giao tiếp bằng tranh (PECS): Đây là một phương cách giao tiếp được nhiều học sinh sử dụng để thay thế giao tiếp bằng lời hoặc để khuyến khích giao tiếp.
Ví dụ của thời gian biểu trực quan dành cho lớp học:
(Tranh 1-Ngồi trên sàn; 2- tập thể lực; 3- Đọc; 4- Toán; 5- Trà buổi sáng; 6- Nghe tin tức)
Tạo cơ hội giao tiếp thông qua các hoạt động cảm giác.
Trong suốt cuốn sách, chúng tôi đã chỉ ra một số từ (khái niệm) mà bạn có thể giới thiệu cho học sinh thông qua các hoạt động cảm giác.
Đối với học sinh chưa nói được, bạn có thể dạy các khái niệm bằng phương tiện giao tiếp của họ (ký hiệu, giao tiếp bằng tranh, ảnh, v.v…).
Từ ngữ / khái niệm có thể được giới thiệu thông qua các hoạt động cảm giác.
Kinh quá/Ngon quá | Xù xì/Nhẵn | Đẹp |
Có/Không | Mềm/Cứng | Nhanh/Chậm |
Nóng/Lạnh | Ngứa | Dừng/Bắt đầu |
Ối (đau) | Ồn ã/ Yên ả | Đi |
Thêm nữa | Đau | Lên/Xuống |
Hết | Thì thầm | Trên /Dưới |
Giúp | Bật/Tắt | Trong/Ngoài |
Các bộ phận cơ thể | Nhìn | Đi bộ |
Tai | Tối/Sáng | Nhảy |
Nghe | Vắt | Nhún |
Nếm | Nhảy | Dậm chân |
Sờ | Chạy | 1, 2, 3 |
Vỗ tay | Dậm chân | |
Sáng/tối | Đưa |
Các hoạt động thổi để kích âm
Một ý tưởng khác là sử dụng các hoạt động cảm giác kết hợp trị liệu ngôn ngữ để học sinh phát triển ngôn ngữ. Dưới đây là một số ví dụ. Hãy trao đổi với một chuyên gia trị liệu ngôn ngữ để có những ý tưởng cụ thể hơn cho học sinh.
- Lông vũ (đặt lông lên tay và cố gắng thổi bay)
- Bóng bay (thổi căng bóng)
- Bong bóng xà phòng (thổi bong bóng)
- Uống bằng một ống hút
- Thổi tắt nến
- vẽ bong bóng (cho phẩm màu và bột giặt vào một cái cốc rồi dùng một ống hút thổi cho bong bóng phồng tràn cốc để tạo nên một bức tranh)
Các hoạt động vận động có giao tiếp
Khi bạn đang thực hiện các hoạt động vận động, bạn có thể khuyến khích học sinh giao tiếp (bằng lời nói hoặc các phương tiện giao tiếp thay thế).
Ví dụ, khi bạn đẩy xích đu cho học sinh, bạn có thể sử dụng một số từ ngữ dưới đây:
- 1, 2, 3
- Đi
- Dừng
- Nữa
- Hết
Hát để giao tiếp
Hát là một cách tuyệt vời để khuyến khích giao tiếp. Dưới đây là một vài ví dụ; sau đó bạn có thể sáng tạo và tiếp tục với rất nhiều ý tưởng khác.
- Nhận biết về cơ thể − Bài hát “Đầu và vai, đầu gối và ngón chân”
- Vận động cơ thể − Bài hát “Mọi người đều làm điều này ‘, “ Nếu bạn hạnh phúc và bạn biết điều đó” (vỗ tay, dậm chân, hôn gió)
Hoạt động âm nhạc có thể kết hợp giao tiếp với các hoạt động cảm giác. Bạn có thể hát “Ông MacDonald có một trang trại” và dùng các con vật bằng nhiều chất liệu khác nhau cho học sinh ôm. Các chất liệu có thể là động vật lông mềm, con rối lồng vào ngón tay / bàn tay, động vật cứng, động vật kêu được,…