Nâng cao những kĩ năng xã hội ở thanh thiếu niên

Những cách tiếp cận nào là có hiệu quả trong việc cải thiện những kĩ năng xã hội ở những thanh thiếu niên có hội chứng tự kỉ?

Câu trả lời đến từ Matthew Lerner, một ứng cử viên tiến sĩ ngành tâm lí học ở trường đại học Virginia và thực tập sinh trước tiến sĩ ngành tâm thần học và khoa học thần kinh về hành vi ở trường đại học Chicago. Những nghiên cứu của anh tập trung vào việc phát triển những sự can thiệp để cải thiện khả năng xã hội và cảm xúc ở những đứa trẻ và thanh thiếu niên với hội chứng tự kỉ.

Đây là một câu hỏi quan trọng bởi vì những kĩ năng xã hội trở thành một vấn đề lớn hơn khi những đứa trẻ với hội chứng tự kỉ đi vào những năm tháng trở thành một thanh thiếu niên. Đối với rất nhiều những thanh thiếu niên với hội chứng tự kỉ, đặc biệt là những đứa trẻ chức năng cao, những thách thức của chúng với những kĩ năng xã hội trở nên rất dễ thấy và đáng chú ý ở trường trung học khi mà những thanh thiếu niên trở nên sắc sảo hơn trong việc nhận biết ai là phù hợp và ai là đứng ngoài lề. Cùng thời gian, rất nhiều thanh thiếu niên có hội chứng tự kỉ trở nên nhận biết một cách sâu sắc về việc chúng khác biệt so với tiêu chuẩn như thế nào. Một cậu trai ở tuổi thanh niên đã nói với tôi rằng cậu ta nghĩ tất cả mọi người trong lớp cậu ta đều huyền bí ngoại trừ cậu ta ra. Cậu ta không hoàn toàn sai trong việc cậu ta đang bở lỡ những ám hiệu không lời và sự suy sụp không dễ phát hiện và việc phát triển mối quan hệ bạn bè – và bắt đầu nhận ra điều đó. Cùng thời gian, cha mẹ và những cố vấn trong trường học đang bắt đầu nghĩ về việc những kĩ năng nào những thanh thiếu niên cần khi hẹn hò và một khi chúng rời trường học để lên cao đẳng hoặc là thị trường lao động.

Những nghiên cứu đã chứng minh những lợi ích của một vài cách tiếp cận cho việc cải thiện những kĩ năng xã hội. Nhưng chúng cũng cho chúng tôi biết rằng không có một cách tiếp cận đơn lẻ nào hoạt động cho tất cả những thanh thiếu niên với hội chứng tự kỉ. Hơn nữa, phần lớn những nghiên cứu tập trung vào những cậu trai và đàn ông chức năng cao. Chúng tôi không biết liệu những cách tiếp cận này có hoạt động với những cô gái ở tuổi thiếu niên và những phụ nữ trẻ hoặc những thanh thiếu niên chức năng thấp, bởi vì chúng tôi thiếu những nghiên cứu đầy đủ về những nhóm này.

Vậy hãy nói câu hỏi của bạn bằng cách khác nhẹ nhàng hơn: Cách tiếp cận nào tôi nên dùng với đứa con ở tuổi thanh thiếu niên của tôi?

Cho đến hiện tại sự can thiệp phổ biến nhất và được ủng hộ nhất cho những đứa trẻ tự kỉ chức năng cao là “học tập cấu trúc”. Thông thường được làm trong một nhóm, những giáo viên hướng dẫn những đứa trẻ về hành vi được xã hội chấp nhận. Những giáo viên này sau đó làm mẫu hành vi, cho những đứa trẻ chơi trò đóng vai và sau đó yêu cầu những thanh thiếu niên sử dụng những kĩ năng này với những người cùng tuổi với chúng. Mặc dù học tập cấu trúc hoạt động tốt với rất nhiều trẻ em, tôi đã chú ý rằng những tập hợp con của những thanh thiếu niên không phản ứng tốt với cách tiếp cận này. Điều này có thể là bởi vì những thanh thiếu niên đang trở nên tự có ý thức và có thể cảm thấy không thoải mái khi những người hướng dẫn bảo chúng cách để diễn và chỉ ra chúng không giỏi ở một việc gì đó như thế nào.

Để thêm vào chỗ còn thiếu này, tôi đã chế tạo ra một sự lựa chọn mô hình “huấn luyện diễn xuất” được gọi là SDARI (Socio-Dramatic Affective Relational Intervention). Ngày nay, nó được sử dụng trong rất nhiều chương trình khắp đất nước và đã cho thấy những hiệu quả đầy hứa hẹn trong một seri những nghiên cứu.

SDARI có 3 phần chủ yếu mà tôi nghĩ là những ví dụ tốt về những thành phần khác nhau mà những người hướng dẫn có thể ứng dụng cho những chương trình kĩ năng xã hội cho thanh thiếu niên.

Đầu tiên, chúng tôi sử dụng những game ứng biến mà đề cập đến những kĩ năng mà có xu hướng khó khăn cho thanh thiếu niên, không cụ thể gọi ra những vấn đề này. Tiếp đến, chúng tôi ghi vào trí nhớ những phần thưởng trong những kinh nghiệm xã hội. Ví dụ, hơn là thưởng cho những đứa trẻ bằng cách cho phép chúng tự chơi game video, chúng tôi xây dựng những game video trong chương trình giảng dạy, trong khi đảm bảo rằng những thanh thiếu niên chơi cùng nhau. Bằng cách làm này, chúng tôi hi vọng kết hợp những kinh nghiệm xã hội tích cực với những game chúng yêu thích.

Thứ ba, chúng tôi đào tạo những cố vấn để tránh quan hệ giáo viên – sinh viên truyền thống. Thay vào đó họ tập trung vào việc kết nối với những thanh thiếu niên, chia sẻ những sở thích và phát triển một mối quan hệ tích cực. Bằng cách này, những thanh thiếu niên có thể sử dụng những kết nối xã hội chúng tạo ra với những cố vấn như là một chiếc cầu để tạo thành những kết nối xã hội với những người cùng tuổi.

Tôi muốn nhấn mạnh rằng SDARI và “học tập cấu trúc” còn xa mới đến được vị trí là những cách tiếp cận duy nhất có thể sử dụng để nâng cao những kĩ năng xã hội. Chỗ thiếu hụt trong chương trình của chúng tôi là những thanh thiếu niên khác nhau trong cách mà chúng phản ứng với những sự can thiệp khác nhau. Cũng là quan trọng để đánh giá những sở thích của mỗi một cá nhân và đem chúng cho sự can thiệp mà phù hợp nhất.

Cho thời điểm hiện tại, tôi khuyến khích các bậc cha mẹ nhìn thật kĩ vào nội dung và cấu trúc của những chương trình kĩ năng xã hội của con họ và nghĩ về những cách mà chương trình đó có thể hoặc không thể là một sự lựa chọn tốt cho con họ. Hãy nghĩ về những điều mà có ý nghĩa với con bạn. Hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa, cố vấn hoặc trưởng nhóm của bạn về việc làm cách nào làm cho chương trình đó thích hợp với nhu cầu của con bạn. Nếu con bạn không phản ứng với một chương trình kĩ năng xã hội, đừng từ bỏ. Điều đó có thể là một cách tiếp cận khác có thể hoạt động tốt hơn cho con bạn.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *