Tretuky.com: Báo chí Việt Nam hình như rất tích cực khẳng định nguồn gốc chứng tự kỷ. Lúc thì chắc chắn là bệnh này do bố mẹ thiếu quan tâm mà có, lúc thì do …thiếu vận động, do xem nhiều tivi. Còn đây thì kết luận thủy ngân là tội phạm!
Đã tìm ra nguồn gốc của chứng tự kỷ
Theo nghiên cứu mới nhất của Đại học Swinburne, Úc, nguồn gốc của chứng tự kỷ xuất phát từ một căn bệnh mang tên “Pink Disease”.
“Pink Disease” có nguồn gốc từ chứng ngộ độc thủy ngân, một căn bệnh rất phổ biến ở nửa đầu của thế kỷ 20. Nghiên cứu cho thấy, căn bệnh này bộc phát với sự phản ứng nhạy cảm đối với thủy ngân, cứ 500 trẻ em khỏe mạnh, sẽ có 1 trẻ mắc bệnh.
Pink Disease” gây ra một loạt các triệu chứng nghiêm trọng bao gồm mất khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, không có nhu cầu tham gia các hoạt động bình thường, mẫn cảm thái quá với sự đau đớn và không thể tiếp xúc với ánh sáng.
Những nhà nghiên cứu thuộc đại học Swinburne đã tiến hành cuộc khảo sát trên 500 bệnh nhân mang triệu chứng và mắc bệnh “Pink Disease” ở Úc để cập nhật về tình trạng sức khỏe của họ và kể cả những người thân trong gia đình.
Giáo sư David Austin, thành viên của nhóm nghiên cứu chia sẻ, “Chúng tôi yêu cầu những bệnh nhân còn khỏe mạnh thực hiện các bài báo cáo về sức khỏe của bản thân họ và những người thân trong gia đình. Cuộc khảo sát bao gồm các câu hỏi về hội chứng Down, hội chứng nhiễm sắc thể X mỏng, chứng rối loạn thiếu tập trung và hiếu động, động kinh và chứng tự kỷ.”
Tỷ lệ của hầu hết các chứng bệnh luôn được so sánh với số liệu dân số nói chung. Và đối với bệnh tự kỷ, tỉ lệ dân số mắc bệnh này chiếm cao nhất là nước Úc. Kết quả cho thấy, một trong 25 người cháu của những người còn sống sau khi mắc bệnh “Pink Disease” có tuổi từ 6-12 được chẩn đoán là mắc chứng rối loạn tự kỷ.
Theo giáo sư Austin , kể từ khi bệnh tự kỷ lần đầu tiên được công nhận là sự rối loạn, các nhà khoa học đã xác định được nguyên nhân chính của chứng bệnh này xuất phát từ yếu tố di truyền và sự kích thích của môi trường.
Bài nghiên cứu cho thấy căn bệnh là sự kết hợp của hai yếu tố sau: di truyền nhạy cảm với thủy ngân và sự tiếp xúc trực tiếp với hóa chất này, có thể dẫn đến ảnh hưởng xấu các tế bào trong cơ thể người có hội chứng. Trường hợp này tương tự với những người mắc bệnh dị ứng với đậu phộng; một bệnh rất hiếm gặp trong chúng ta, nhưng nó có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho người bị dị ứng.
Các nhà khoa học tại Sabri hiện đang mở rộng công trình nghiên cứu của họ bằng cách kiểm tra các đặc điểm di truyền tế bào của những người vẫn sống khỏe mạnh sau khi mắc bệnh ‘Pink Disease’ và những người mắc chứng tự kỷ. Kết quả được dự kiến sẽ công bố vào năm 2012.
Tính đến nay đã có 20% trường hợp tử vong vì căn bệnh này. Vào những năm 1950, khi thủy ngân được xác định là nguyên nhân chính của bệnh, nó đã được loại bỏ trong thành phần bào chế bột mọc răng, căn bệnh này về cơ bản đã được ngăn chặn.
Các nhà khoa học đưa ra lời khuyên với những người có tiền sử gia đình bị nghi ngờ mắc bệnh “Pink Disease” nên giảm thiểu tối đa tiếp xúc với thủy ngân, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
Nên lưu ý khi dùng các sản phẩm trám răng có chứa thủy ngân và yêu cầu bác sĩ sử dụng các vaccine không chứa chất bảo quản.
Nguồn: vietbao.vn/Suc-khoe/Da-tim-ra-nguon-goc-cua-chung-tu-ky/65242651/248/
Sau khi đọc bài này, mình thấy hơi nghi ngờ về cách rút tít của các nhà báo VN nên tìm bài gốc trên mạng.
Mercury and autism link strengthened
Published on August 10, 2011 By Dr Ananya Mandal, MD
According to researchers a family history of mercury poisoning could be a significant risk factor for developing autism.
The researchers from Swinburne University in Melbourne surveyed 522 Australian survivors of Pink disease – a form of mercury poisoning common in the early 20th century – found one in 25 of their 398 grandchildren aged six to 12 had an autism spectrum disorder. This prevalence is six times higher than the one-in-160 diagnosed in the general population. Author Associate Professor David Austin said, “We asked the pink disease survivors to report any health conditions that their children or grandchildren had been diagnosed with… The survey included questions about Down syndrome, fragile X syndrome, attention deficit hyperactivity disorder (ADHD), epilepsy and autism.” The prevalence rate of most disorders was comparable to general population figures, however, the rate for autism was extremely high.
Pink disease affected 1 in 500 young children with a hyper-sensitivity to mercury, it caused a range of severe symptoms including loss of speech, loss of interest in usual activities, hypersensitivity to light, pain and, in up to 20 per cent of cases, death. When mercury was identified as the culprit and removed as an ingredient in teething powders in the 1950s, the disease was essentially wiped out.
The study, published this week in the Journal of Toxicology and Environmental Health, found the grandchildren did not have elevated rates of other conditions such as epilepsy, Down syndrome or attention deficit hyperactivity disorder. Authors write that this study added to mounting evidence of a link between genetics, mercury sensitivity and autism-spectrum disorders. They said the research also strongly suggested autism was caused by combined genetic and environmental factors.
“Since autism was first recognized as a disorder, scientists have been trying to identify its cause. There have been two warring camps; one that attributes autism to genetics and the other which claims it is caused by an environmental trigger…This study suggests that it may actually be a combination of the two. That is, genetic susceptibility to a trigger (mercury) and then exposure to that trigger. In this sense, it is like a peanut allergy. For most of us peanuts are completely harmless but, for those who are allergic, there can be serious consequences if there is exposure,” Austin said.
Researchers at Swinburne Autism Bio-Research Initiative (SABRI) are now extending their research by examining cellular and genetic characteristics of Pink Disease survivors and people with autism. The results are expected to be released in 2012. In the meantime, Austin suggests those with a suspected family history of pink disease to minimize their exposure to mercury. This is particularly important for young children and women who are pregnant or breastfeeding. “This can be done by observing the recommendations of Food Standards Australia regarding seafood consumption, opting for non-amalgam dental fillings and requesting preservative-free vaccines from your doctor,” Austin said.
Như vậy theo bài báo nguyên gốc tiếng Anh thì tự kỷ và thủy ngân có thể có mối liên hệ (could be a significant risk factor)
“Since autism was first recognized as a disorder, scientists have been trying to identify its cause. There have been two warring camps; one that attributes autism to genetics and the other which claims it is caused by an environmental trigger…This study suggests that it may actually be a combination of the two.
“Kể từ khi bệnh tự kỷ lần đầu tiên được công nhận là rối loạn, các nhà khoa học đã cố gắng xác định nguyên nhân của nó. Đã có hai phe lâm chiến, một cho rằng tự kỷ là do di truyền và ý kiến thứ hai cho rằng tự kỷ là do sự kích thích môi trường,… Nghiên cứu này cho thấy rằng nó thực sự có thể là một sự kết hợp của hai.
Note: Những kết quả nghiên cứu này rất đáng trân trọng và nên được tham khảo, song đây mới chỉ là kết quả nghiên cứu, chưa phải là kết luận y học chính thức.
(Thảo Uyên)