Tự kỷ là hội chứng mà rất nhiều trẻ nhỏ đang gặp phải hiện nay, gây ra các hệ lụy về sức khỏe, giao tiếp, học tập và cơ hội việc làm. Vậy nguyên nhân trẻ tự kỷ và cách phòng tránh như thế nào cho hiệu quả? hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây nhé!
Các nguyên nhân trẻ tự kỷ
Tự kỷ hiểu đơn giản là chứng rối loạn phức tạp về hệ thần kinh, làm ảnh hưởng tới hoạt động não bộ. Điều này khiến người mắc thể hiện những khiếm khuyết về quan hệ nhân sinh, cùng với đó là gặp nhiều khó khăn về khả năng giao tiếp, sở thích, kiểm soát hành động và suy nghĩ của bản thân.
Tự kỷ thường gặp ở trẻ nhỏ và sẽ khởi phát trong những năm tháng đầu đời. Theo thống kê, các bé trai sẽ có nguy cơ mắc tự kỷ cao hơn các bé gái khoảng 4 lần. Tuy nhiên, các nhóm đối tượng thanh thiếu niên hay người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc tự kỷ nhưng số lượng không nhiều.
Một số nguyên nhân trẻ tự kỷ phổ biến nhất có thể kể đến như:
Yếu tố di truyền
Nguyên nhân trẻ bị tự kỷ đầu tiên phải kể đến chính là do yếu tố di truyền. Nhiều ý kiến cho rằng gen sự phát triển thiếu hài hòa của não bộ do một số gen gây ra làm tổn thương não bộ.
Dựa trên nền tảng này, các nhà khoa học nghi ngờ rằng gen bị lỗi có thể làm cho một người dễ mắc chứng trẻ tự kỷ hơn khi có thêm các yếu tố khác tác động. Ví dụ như: mất cân bằng hóa học, virus, hóa chất hoặc thiếu oxy khi sinh.

Ảnh hưởng tiêu cực của quá trình mang thai
Trong quá trình mang thai, nếu người mẹ tiếp xúc thường xuyên với nhiều chất độc hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, ma túy,… cũng làm tăng nguy cơ trẻ tự kỷ sau khi sinh ra.
Một số nguyên nhân khiến trẻ tự kỷ khác là do chị em mắc virus Rubella trong thời kỳ mang thai. Chủng virus này có khả năng làm cho não của thai nhi kém phát triển, từ đó gây ra bệnh tự kỷ ở trẻ.
Các bệnh lý về tuyến giáp gây thiếu hụt tyroxin trong kỳ thai nghén cũng được giới chuyên môn khẳng định làm thay đổi não thai nhi, dẫn tới tự kỷ. Ngoài ra, nếu chị em mắc tiểu đường và béo phì, sử dụng thuốc chống co giật, axit valproic và thalidomide trong khi mang bầu cũng làm tăng tỷ lệ trẻ bị tự kỷ.

Yếu tố môi trường bên ngoài
Yếu tố môi trường không thuận lợi cũng làm tăng nguy cơ trẻ tự kỷ, ví dụ như hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là trong thời kỳ mang thai kể trên, nước ối chính là môi trường để bé hấp thụ dinh dưỡng cũng như hoàn thiện về cơ thể.
Khi mang thai, nếu người mẹ tiếp xúc nhiều với không khí ô nhiễm, đặc biệt là kim loại nặng có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng tự kỷ. Các tác nhân môi trường nổi bật nhất bao gồm: flavonoid trong thực phẩm, khói thuốc lá và hầu hết thuốc diệt cỏ hiện nay,…
Sự quan tâm, giáo dục của gia đình
Gia đình bỏ mặc ít dạy dỗ quan tâm cũng là một trong số những nguyên nhân chính dẫn đến trẻ bị chứng tự kỷ. Đây được xem là nhân tố rất quan trọng trong môi trường gần nhất của trẻ.
Lý do là bởi mọi thành viên trong gia đình đều tiếp xúc với con mỗi ngày, là điều kiện cơ bản giúp kích thích sự phát triển về mọi mặt của trẻ, đặc biệt là ngôn ngữ và kỹ năng nhận biết về thế giới xung.
Vì vậy, các thành viên trong gia đình chính là người đầu tiên có thể tạo cơ hội giúp các bé hình thành các quan hệ xã hội, là hình mẫu cho trẻ về cách ứng xử. Cách sống và cách tổ chức cuộc sống trong gia đình tốt, đảm bảo khoa học sẽ khuyến khích, nuôi dưỡng sự phát triển những tính cách tích cực ở trẻ.
Ngược lại, nếu không được quan tâm đúng mực, lớn lên trong môi trường đầy năng lượng độc hại sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Rất có thể con sẽ không có những biểu hiện tự kỷ khi còn nhỏ nhưng về lâu dài (thanh thiếu niên, trưởng thành), “bóng ma tâm lý” này sẽ đè nặng nên chúng.
Những lưu ý khi trẻ mắc chứng tự kỷ
Chẩn đoán trẻ tự kỷ
Chẩn đoán trẻ tự kỷ là điều mà rất nhiều người quan tâm hiện nay. Đầu tiên là về chẩn đoán lâm sàng. Hoạt động này sẽ được tiến hành dựa trên 3 lĩnh vực điển hình nhất là kém tương tác xã hội, kém giao tiếp và hành vi bất thường.
Có 5 thể tự kỷ theo phân loại lâm sàng, đó là tự kỷ điển hình (tự kỷ Kanner), hội chứng Asperger (tự kỷ chức năng cao), hội chứng Rett (thường gặp ở trẻ gái), rối loạn phân rã tuổi ấu thơ và cuối cùng là tự kỷ không điển hình.

Theo khả năng trí tuệ và phát triển ngôn ngữ, tự kỷ lại được chia ra:
- Tự kỷ có trí thông minh cao và có khả năng nói được
- Tự kỷ có trí thông minh cao nhưng lại không nói được
- Tự kỷ có trí tuệ thấp và có khả năng nói được
- Tự kỷ có trí tuệ thấp và không nói được
Về vấn đề xét nghiệm, hiện nay vẫn chưa có xét nghiệm sinh học đặc hiệu để chẩn đoán tự kỷ. Vì vậy để chẩn đoán chính xác, bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để cho con làm một số trắc nghiệm. Ví dụ:
- Tâm lý đánh giá phát triển tâm vận động (Dành cho trẻ dưới 6 tuổi)
- Trí tuệ (Dành cho các bé lớn hơn)
- Trắc nghiệm về hành vi cảm xúc
- Thang sàng lọc tự kỷ M- CHAT
- Thang đo mức độ tự kỷ CARS
Ngoài ra bác sĩ chuyên khoa cũng có thể đề nghị kết hợp các xét nghiệm tự kỷ, bao gồm:
- Xét nghiệm ADN nhằm xác định các yếu tố di truyền có từ bố mẹ.
- Xét nghiệm ADN để phát hiện các yếu tố di truyền cũng như đánh giá mức độ gen.
- Đánh giá hành vi (đây được xem là xét nghiệm cho hiệu quả cao nhất hiện nay).
- Kiểm tra thị lực và thính giác với môi trường xung quanh.
- Bảng câu hỏi phát triển, ví dụ như nịch quan sát chẩn đoán tự kỷ.
Những hoạt động xét nghiệm chẩn đoán kể trên cần phải được tiến hành bởi người có kiến thức, chuyên môn và kinh nghiệm. Ngoài ra, để kết quả có tính chính xác cao, ba mẹ cũng nên đưa con đến các đơn vị uy tín, có đủ máy móc hỗ trợ.
Đối xử với trẻ tự kỷ thật khéo léo
Như vậy có thể thấy rằng, tự kỷ đang trở thành một trong những căn bệnh tâm thần nguy hiểm nhất trong xã hội hiện nay, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bình thường của trẻ và tạo ra rất nhiều những trở ngại, khó khăn trong cuộc sống.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn và tạo điều kiện để con được lớn lên như bao đứa trẻ khác, các bậc phụ huynh cần biết cách đối xử với các bé một cách khéo léo, đảm bảo khoa học.

Một số nguyên tắc mà ba mẹ cần ghi nhớ như sau:
- Nói chuyện với con một cách ôn hòa: Bạn nên nói chuyện với bé: to, nhanh, rõ và không được nói chậm. Ngoài ra cũng phải đảm bảo luôn nói với bé bằng giọng ôn hòa trong mọi tình huống để con từ từ làm quen, thích ứng và cảm nhận câu chữ.
- Không la mắng con: Tuyệt đối không được la mắng, trách phạt hay nói năng trịch thượng với trẻ tự kỷ. Ba mẹ cũng cần tránh nói theo kiểu “đi ra đằng kia chơi”, “có ăn uống nhanh lên không thì bảo” hay than thở như “con ơi là con, sao tôi khổ thế này”,… Những câu nói vô tình này khiến bé cảm thấy mặc cảm vì đã tạo gánh nặng cho bố mẹ.
- Cố gắng giúp con hòa đồng cùng mọi người: Khi sinh hoạt chung gia đình, bố mẹ hay ông bà đừng nói với nhau mà không nói với bé khi bé có mặt. Ví dụ như bé ngồi chơi chung với người nhưng chẳng ai thèm đếm xỉa tới bé mà chỉ nói những chuyện riêng của người lớn với nhau. Điều này khiến trẻ cảm thấy mình bị tách hẳn ra trong chính căn nhà của mình.
- Nói trước với bé tất cả những gì cha mẹ và bé sẽ làm: Việc nói trước với bé tất cả những dự định trong thời gian tới vô cùng quan trọng, kể cả những điều kinh khủng nhất như “đi bác sĩ khám bệnh” chẳng hạn. Ba mẹ cũng lưu ý phải nhắc nhiều lần vì bé không thể ghi chép. Việc này sẽ giúp con có lòng tin ở mọi người và chuẩn bị tâm lý tốt hơn, tuyệt đối không được nói dối con.

- Quan tâm, chăm sóc con mỗi ngày: Đây cũng là lưu ý vô cùng quan trọng mà các bậc phụ huynh không nên bỏ qua. Nó không chỉ giúp bố mẹ gần gũi, hiểu con hơn mà còn giúp con không bị cô lập, cô đơn. Bạn có thể nói chuyện gì cũng được, dù là về trường lớp hay thầy cô, miễn là đem lại cho bé cảm giác ấm áp, được quan tâm là được.
- Không để bé chăm chú vào một việc quá lâu: Việc các bé tập trung vào một hoạt động nào đó trong thời gian dài không tốt một chút nào. Vì như vậy sẽ khiến con không có điều kiện để cùng trò chuyện, hoạt động với mọi người xung quanh.
- Theo dõi các hoạt động của con: Hiện nay với nền kinh tế mở cửa, nhiều bậc phụ huynh quá mải mê công việc, không có thời gian chăm sóc, quan tâm con cái. Điều này dẫn đến tình trạng trẻ vốn đã mắc tự kỷ nay còn cô đơn hơn rất nhiều. Vì vậy bạn cần lưu ý, luôn theo sát những hành vi, cử chỉ, quá trình phát triển của con để cùng con đồng hành trong chặng đường sắp tới.
- Cho con tham gia những hoạt động tập thể: Việc cho các bé đến trường, tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng bạn bè xung quanh là điều vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp con cởi mở, hòa đồng, năng động, sáng tạo hơn mà còn là cách thích ứng với chứng tự kỷ hiệu quả.
Vậy là bài viết trên đã chia sẻ về nguyên nhân trẻ tự kỷ cùng một số lưu ý quan trọng. Hy vọng qua những thông tin hữu ích trên, bạn đã hiểu rõ hơn về vấn đề này, từ đó biết cách phòng tránh hay điều trị cho con yêu một cách khoa học và đảm bảo an toàn nhất. Đừng quên đồng hành cùng các bé mỗi ngày để con có một tương lai tươi sáng hơn nhé!