Những ám hiệu của sự giao tiếp không lời cho đến nguy cơ tự kỉ

Đây là bài blog được đăng tải bởi Lisa Ibanez, Tiến sĩ, một nhà khoa học nghiên cứu ở trường đại học của trung tâm tự kỉ Washington, và Daniel Messinger, Tiến sĩ, giáo sư về tâm lí học ở trường đại học của Miami, và là một thành viên của Hiệp hội nghiên cứu về những anh chị em ruột còn nhỏ tuổi (Baby Siblings Research Consortium – BSRC) của tổ chức Autism Speaks.

Qua những năm gần đây, chúng tôi đã nghiên cứu sự phát triển của chứng tự kỉ ở những anh chị em ruột còn nhỏ tuổi có nguy cơ cao. Những anh chị em ruột còn nhỏ tuổi này là em trai hoặc em gái của những đứa trẻ với hội chứng tự kỉ. Từ những nghiên cứu trước, chúng tôi biết rằng khoảng 1/5 những em ruột còn nhỏ tuổi sẽ phát triển chứng tự kỉ ở tuổi thứ 3. Khoảng 1/5 khác sẽ có một vài những triệu chứng của chứng tự kỉ hoặc một vấn đề tương tự ví dụ như sự chậm trễ trong ngôn ngữ.

Giống như những nhà nghiên cứu khác ở BSRC của tổ chức Autism Speaks, chúng tôi chú ý đến những hành vi trong năm đầu của cuộc đời mà có thể dự đoán liệu một đứa trẻ sẽ phát triển chứng tự kỉ và nếu như thế thì nó sẽ bị ảnh hưởng mạnh đến mức nào. Cụ thể, chúng tôi tập trung vào “sự liên quan đến giao tiếp.”

Sự liên quan đến giao tiếp nói đến sự sử dụng của cử chỉ, giao tiếp bằng mắt và khả năng truyền đạt thông tin về sự kiện và vật thể theo sở thích. Thông thường nó phát triển trước lời nói. Nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng rất nhiều trẻ em với hội chứng tự kỉ cho thấy sự thiếu hụt trong những kĩ năng này. Chúng tôi đã tự hỏi liệu chúng tôi có thể ghi lại sự nổi lên của những khó khăn này trong những em ruột còn nhỏ tuổi có nguy cơ cao ở giữa tháng tuổi thứ 8 và 18. Chúng tôi đã khám phá liệu những khuôn mẫu như vậy có thể dự đoán tính khốc liệt của những triệu chứng tự kỉ trong tương lai.

So sánh với một nhóm những đứa trẻ có nguy cơ thấp, những em ruột có nguy cơ cao cho thấy ít sự bắt đầu của sự kết nối chú ý của những hoạt động rất sớm ngay từ tháng tuổi thứ 8. Ví dụ, chúng có ít khả năng để nhìn hoặc chỉ vào một vật thể để chia sẻ sở thích với người khác. Tương tự chúng chậm trễ trong việc phản ứng với những ám hiệu của sự kết nối chú ý. Một ví dụ kinh điển là chúng thất bại trong việc theo kịp chỉ dẫn của người khác.Là một nhóm, những đứa trẻ này cũng chậm trễ trong sự phát triển của cử chỉ để yêu cầu điều gì đó.

Quan trọng là những sự khác biệt sớm trong hành vi này dự đoán kết quả. Một cách cụ thể, những em ruột có nguy cơ cao mà cho thấy mức độ thấp của việc bắt đầu sự kết nối chú ý có xu hướng có mức độ cao hơn của những triệu chứng tự kỉ trong năm thứ 3 của cuộc đời. Những em ruột có nguy cơ cao mà cho thấy sự thu được ít hơn trong những yêu cầu về dấu hiệu giữa tháng tuổi thứ 8 và 18 có xu hướng có mức độ cao hơn của những triệu chứng tự kỉ.

Những khám phá này gợi ý rằng, trong suốt năm đầu của cuộc đời, những khó khăn với sự giao tiếp không lời có thể dự đoán mức độ triệu chứng sau này và chẩn đoán tự kỉ.

Cùng với những nhà nghiên cứu BSRC khác, chúng tôi đang làm việc để khẳng định những khám phá này. Bằng cách nghiên cứu nhiều trẻ em hơn, chúng tôi hi vọng để hiểu mực độ sớm đến chừng nào những sự khác biệt này trong giao tiếp không lời có thể dự đoán những triệu chứng sau này.

Vào thời điểm này, dường như những hành vi giao tiếp sớm như chỉ hoặc yêu cầu vật thể là những dấu hiệu quan trọng của triệu chứng tự kỉ sớm ở những em ruột có nguy cơ cao. Bằng cách giám sát các hành vi này, những nhà chuyên nghiệp về chăm sóc sức khỏe có thể có khả năng tốt hơn để kiểm tra nguy cơ tự kỉ trong suốt tuổi thơ ấu.

Hơn nữa, rất nhiều chương trình can thiệp sớm nhắm tới việc cải thiện những hành vi này ở những đứa trẻ mới biết đi và những đứa trẻ chưa đến tuổi đi học. Những khám phá của chúng tôi gợi ý rằng có thể là quan trọng để sửa lại những sự can thiệp này để đáp ứng yêu cầu và khả năng của những đứa bé còn ẵm ngửa.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *