Những đứa trẻ cùng mẹ khác cha (hoặc cùng cha khác mẹ) và nguy cơ bị tự kỉ

Đứa con của tôi từ lần kết hôn trước bị tự kỉ Tôi bây giờ tái hôn và tự hỏi về khả năng mà chúng tôi lại có con bị ảnh hưởng bởi chứng tự kỉ?

Câu trả lời đến từ Alycia Halladay, Tiến sĩ, giám đốc của tổ chức Autism Speaks về nghiên cứu về khoa học môi trường.

Tháng 8 năm ngoái, một nghiên cứu được design tốt đã chứng minh rằng nguy cơ bị tự kỉ của một em ruột của một đứa trẻ với chứng tự kỉ là khoảng 19%. Từ khi nghiên cứu đó được công bố, chúng tôi đã nhận được rất nhiều những câu hỏi từ các ông bố và bà mẹ có con bị tự kỉ, nhưng hiện tại đang trong một mối quan hệ mới. Giống như bạn, họ lo lắng về nguy cơ bị tự kỉ của những đứa con với người bạn đời mới – những đứa em cùng mẹ khác cha (hoặc cùng cha khác mẹ) với đứa trẻ bị tự kỉ.

Cho đến hiện tại, chúng tôi chưa có khả năng để cung cấp những ước lượng chính xác về nguy cơ bị tự kỉ đối với những đứa trẻ cùng mẹ khác cha (hoặc cùng cha khác mẹ). Nhưng một nghiên cứu mới xuất bản online vào tháng này trên tờ tạp chí Molecular Psychiatry đã chỉ ra câu hỏi này. Nghiên cứu này tìm thấy rằng những đứa trẻ cùng mẹ khác cha (hoặc cùng cha khác mẹ) với những đứa trẻ bị tự kỉ ở nguy cơ tăng cao bị hội chứng tự kỉ. Điều này củng cố những khám phá trước đây về ảnh hưởng mạnh mẽ của di truyền học trong sự phát triển của chứng tự kỉ. Tuy nhiên, nó không nhận biết những gen có liên quan hay giải thích cách mà những gen này có thể tương tác với những ảnh hưởng không phải do gen, hay những ảnh hưởng từ môi trường đã tăng cao nguy cơ bị tự kỉ.

Nghiên cứu này bao gồm 5237 gia đình với một đứa trẻ bị tự kỉ và có ít nhất một anh chị em ruột. Trong những gia đình này, 619 gia đình bao gồm ít nhất một em ruột cùng mẹ và 55 gia đình bao gồm một em ruột cùng cha. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu của mạng lưới tương tác tự kỉ, mà một phần được tài trợ bởi tổ chức Autism Speaks và bao gồm một phần của những gia đình tự kỉ.

Những nhà nghiên cứu tìm thấy rằng nguy cơ tự kỉ cho một em ruột cùng mẹ trong nghiên cứu này vào khoảng một nửa tỉ lệ của những em ruột cùng cha cùng mẹ – hay là 5 đến 7% so với 10 đến 11%. Trong những em ruột cùng cha, nguy cơ không tăng cao một cách rõ ràng so với toàn bộ dân số. Tuy nhiên, con số những em ruột cùng cha sẵn có cho cuộc kiểm tra là quá nhỏ để kết luận rằng không có nguy cơ tăng cao về phía những em ruột cùng cha. Tuy nhiên, những nghiên cứu trước đây đã cho thấy một cách rõ ràng nguy cơ tăng cao đối với những ông bố lớn tuổi hơn và thậm chí còn soi sáng những cơ chế gen có thể tồn tại.

Bạn có thể đang tự hỏi tại sao nghiên cứu này tìm thấy một tỉ lệ thấp hơn là từ 10 đến 11% giữa những anh chị em ruột cùng cha cùng mẹ mà nghiên cứu về những anh chị em ruột năm ngoái là 19%. 2 nghiên cứu này đã sử dụng những design khác nhau dẫn đến việc ảnh hưởng đến kết quả. Tuy nhiên, những khác biệt đó không thay đổi cái chủ yếu là bất cứ anh chị em ruột nào của một người với chứng tự kỉ – dù là cùng cha cùng mẹ hay chỉ cùng mẹ hoặc cùng cha – có nguy cơ cao hơn mức trung bình sẽ phát triển chứng tự kỉ.

Điều này có nghĩa là gì đối với các bậc cha mẹ? Nếu bạn đang cân nhắc việc có thai, hãy nói chuyện với bác sĩ sản khoa của bạn về những việc bạn có thể làm để có thể có sự mang thai khỏe mạnh nhất có thể được. Đặc biệt, tôi khuyến khích bạn thảo luận về cách mà bạn có thể tránh những nguy cơ từ môi trường.

Sau sự ra đời của con bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa của bạn về nguy cơ bị tự kỉ của đứa trẻ và nhu cầu về sự kiểm tra chặt chẽ về những giai đoạn phát triển quan trọng. Đừng do dự để nói về bất kì lo lắng nào bạn có vè sự phát triển của con bạn và yêu cầu kiểm tra nếu như bạn hoặc người cung cấp sự chăm sóc sức khỏe của bạn cảm thấy cần thiết. Học viện Mĩ về khoa nhi đã từ lâu khuyên rằng tất cả mọi trẻ em nên được kiểm tra về chứng tự kỉ ở lần khám tổng quát ở tháng thứ 18. Bác sĩ của con bạn cũng có thể sử dụng những mục cần kiểm tra hợp lệ ở những đứa trẻ mới sinh – những đứa trẻ mới biết đi sớm ngay ở tháng thứ 12. Đây là một sự kiểm tra ban đầu hữu dụng không chỉ cho chứng tự kỉ mà còn cho các sự chậm trễ trong phát triển và những chứng rối loạn khác.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *