Phản ứng của bộ não với từ ngữ dự báo sự phát triển của những đứa trẻ mắc hội chứng tự kỉ

Những kết quả nghiên cứu có thể dẫn tới những phương pháp cho sự chẩn đoán sớm hơn và những liệu pháp cá nhân hóa hơn cho trẻ mắc hội chứng tự kỉ.

Như gia đình và các bác sĩ chuyên khoa đã thông hiểu, một số trẻ tự kỉ có những tiến bộ nhanh chóng, trong khi số còn lại phát triển kĩ năng xã hội và kĩ năng bằng lời nói một cách chậm chạp. Thậm chí trong số những đứa trẻ chậm nói, rất nhiều em cuối cùng đã trở nên có kĩ năng bằng lời nói cao. Số còn lại tiếp tục giao tiếp vói chỉ một vài từ ngữ. .

Những nhà nghiên cứu tự kỉ đã từ lâu tìm kiếm để nhận dạng những mô hình não bộ nằm dưới những khác biệt trên. Những hiểu biết như thế có thể đưa tới sự cá nhân hóa các liệu pháp mà có thể chỉ ra những nguyên nhân căn nguyên của sự bất lực về mặt xã hội và giao tiếp của một cá nhân. Nó cũng còn có thể đưa tới sự phát hiện và điều trị sớm hơn chứng bệnh tự kỉ.

Phản ứng lại với những từ quen thuộc và không quen thuộc

Trong cuộc nghiên cứu, những đứa trẻ 2 tuổi (24 mắc chứng tự kỉ và 20 không) nghe một đoạn gồm những từ quen thuộc và không quen thuộc. Những nhà nghiên cứu kiểm tra phản ứng của bộ não sử dụng một chiếc mũ đàn hồi có cảm biến. Những cảm biến này đo lường một loại của hoạt động bộ não được gọi là khả năng liên kết sự kiện.

Những đứa trẻ phát triển một cách bình thường (không mắc chứng tự kỉ) cho thấy sự khác biệt rõ ràng trong những phần của não bộ phản ứng lại với những từ biết so với những từ không biết. Não của chúng phản ứng mạnh hơn với những từ quen thuộc trong vùng ngôn ngữ ở bên trái của bộ não. Điều này cũng đúng tương tự như một phân nhóm của những đứa trẻ măc chứng tự kỉ.

Trái lại, một phân nhóm khác của những đứa trẻ mắc chứng tự kỉ cho thấy ít sự khác biệt trong cách mà não của chúng phản ứng với những từ quen thuộc và không quen thuộc. Trong một trong hai trường hợp, sự phản ứng của chúng đến từ một vùng rộng ở bên phải của bộ não. Kiểu mẫu này không thấy trong những đứa trẻ phát triển một cách bình thường ở bất cứ độ tuổi nào.

Hàm ý cho một liệu pháp được cải thiện và cá nhân hóa

Những nhà nghiên cứu cũng tìm ra rằng, giữa những đứa trẻ mắc hội chứng tự kỉ, những đứa trẻ với phản ứng thông thường hơn của bộ não với những từ quen thuộc có ít vấn đề trầm trọng hơn đối với sự tương tác xã hội.

Điều này gợi ý rằng não bộ của những đứa trẻ với ít hơn những triệu chứng xấu có thể xử lí từ ngữ theo những cách giống như những đứa trẻ không mắc chứng tự kỉ – thậm chí trước khi chúng học nói, bác sĩ Kuhl nói. Điều này cũng ủng hộ những nghiên cứu từ trước cho thấy một liệu pháp điều trị tự kỉ sớm tập trung vào việc cải thiện tương tác xã hội cũng giúp phát triển kĩ năng bằng lời nói. “Học về xã hội là thứ mà hầu hết mọi người đang làm,” bác sĩ Kuhl giải thích. “ Nếu bộ não của bạn có thể học từ người khác trong một ngữ cảnh xã hội thì bạn có khả năng học được bất cứ thứ gì.”

Những sự hiểu biết này có tiềm năng đưa tới một liệu pháp cá nhân hóa, bác sĩ Dawson nói thêm. “Những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng những đứa trẻ không nói được có thể được giúp đỡ để phát triển khả năng ngôn ngữ nói nếu như chúng được đưa cho những thiết bị phát ra lời nói ví như một chiếc iPad,” bà giải thích. “Nhưng chúng ta không biết làm cách nào để nhận biết những đứa trẻ nào sẽ được lợi từ sự giúp đỡ như vậy. Sự đo lường này có thể giúp chúng ta giúp đỡ chúng sớm, từ đó những đứa trẻ này có thể có được kết quả tốt nhất có thể trong dài hạn.”    

Những nhà nghiên cứu nói rằng một sự kiểm tra không xâm nhập như vậy có thể được sử dụng để đo lường phản ứng của một đứa trẻ đối với sự điều trị. Hoạt động đặc trưng hơn của bộ não có thể là dấu hiệu rằng bộ não của một đứa trẻ đang tổ chức lại để xử lí từ ngữ. “Chúng tôi tin rằng sự tổ chức lại này phụ thuộc vào khả năng của đứa trẻ trong việc học từ những kinh nghiệm xã hội.” bác sĩ Kuhl nói thêm.

Dự báo sự phát triển trong tương lai

Những nhà nghiên cứu cũng theo dõi sự phát triển của những đứa trẻ trong 4 năm sau khi kiểm tra hoạt động của bộ não. Kết quả thu được thay đổi nhiều. Tuy nhiên, những đứa trẻ với kiểu mẫu não bộ điển hình hơn ở tuổi thứ 2 làm được những tiến bộ đáng kể hơn trong tất cả các vùng chức năng – xã hội, ngôn ngữ và nhận thức – trước tuổi thứ 6.

Cuối cùng, những sự khác nhau trong mô hình não bộ như vậy có thể được sử dụng để đánh dấu những đứa trẻ có nguy cơ mắc chứng tự kỉ trước khi những triệu chứng bên ngoài xuất hiện. Nhưng nhiều nghiên cứu hơn là cần thiết để khẳng định những sự khám phá này.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *