Phương pháp can thiệp phát triển mối quan hệ cho trẻ tự kỷ

Khi cháu gái tôi được chẩn đoán bị tự kỉ khi 5 tuổi, nó không để ý đến người khác. Sau khi tham gia phương pháp can thiệp phát triển mối quan hệ (Relationship Development Intervention – RDI), nó trở thành một con người khác – tìm kiếm sự tương tác và khởi xướng cuộc trò chuyện. Tại sao chúng tôi không nghe nói gì thêm về phương pháp can thiệp này?

Câu trả lời đến từ Lauren Elder, Tiến sĩ, Trợ lí giám đốc về khoa học phổ biến kiến thức của tổ chức Autism Speaks.

RDI là một trong một vài biện pháp can thiệp về hành vi cho chứng tự kỉ mà chúng tôi mô tả trong phần điều trị của website của chúng tôi. Biện pháp này tập trung vào việc điều trị những triệu chứng cơ bản của chứng tự kỉ – với sự nhấn mạnh đặc biệt vào việc phát triển những mối quan hệ xã hội.

Rất nhiều bậc cha mẹ, ông bà và những người chăm sóc khác đã mô tả cách mà RDI đã giúp con của họ. Tuy nhiên, phương pháp can thiệp này vẫn còn ít được nghiên cứu. Hay nói cách khác, phương pháp này chưa trải qua những cuộc kiểm tra nghiêm ngặt cần thiết để quyết định một cách rõ ràng hiêu quả của nó và nhận biết những cá nhân nào có khả năng được lợi nhiều nhất từ nó.

Tôi nghĩ rằng sự thiếu hụt trong sự hỗ trợ khoa học là lí do ông/bà không nghe nói gì thêm về RDI. Các nhà báo về sức khỏe và khoa học, ví dụ, thường tường thuật về các phương pháp điều trị tự kỉ khi những nghiên cứu về chúng xuất hiện trên các tờ báo khoa học hàng đầu.

Tất nhiên, những câu chuyện thành công biệt lập là đầy thuyết phục. Nhưng nó cần những nghiên cứu có chất lượng cao để quyết định xem một biện pháp can thiệp có hiệu quả rộng rãi. Những khám phá đáng tin cậy nhất xuất hiện từ những nghiên cứu được chỉ đạo theo những cách mà giảm thiểu những thành kiến. Nếu một nhà nghiên cứu đã bị thuyết phục rằng một phương pháp can thiệp đặc biệt là có hiêu quả rồi, anh/chị ta có thể có xu hướng vô tình thổi phồng những lợi ích của nó. Vậy làm thế nào để chúng ta kiểm soát thành kiến trong những nghiên cứu?

Với những người mới bắt đầu, điều quan trọng là có một nhóm đối chứng. Những người tham gia vào nhóm này nhận được một biện pháp điều trị so sánh. Họ nên giống về tuổi tác, hành vi và những mặt khác đối với nhóm điều trị chủ động. Nhóm này nhân được sự điều trị đang được nghiên cứu.

Tránh thành kiến (cố ý hay là không) cũng cần đến nghiên cứu “blinding”. Điều này có nghĩa rằng những chuyên gia đánh giá sự tiến bộ của mỗi người tham gia không biết họ thuộc nhóm nào (điều trị chủ động hay đối chứng).

Loại nghiên cứu tiêu chuẩn vàng này chưa được thực hiện với RDI. Tuy nhiên, chúng tôi thực sự nhìn thấy những kết quả khả quan bước đầu từ một vài những nghiên cứu dẫn đường nhỏ. Chúng tôi cần những nghiên cứu có sự tham gia của nhiều hơn những cá nhân – và một sự đa dạng rộng hơn các cá nhân – để biết hơn về việc ai có thể có lơi từ RDI trong cách mà RDI so sánh với những biện pháp điều trị khác, được nghiên cứu tốt hơn. Những biện pháp điều trị được nghiên cứu thấu đáo hơn này bao gồm Discrete Trial Training, Early Start Denver Model và Pivotal Response Training. RDI có thể có hiệu quả như một vài hoặc tất cả những biện pháp điều trị này. Chỉ là chúng tôi vẫn chưa biết.

Không may, tài liệu về khoa học không phải lúc nào cũng có thể nói với chúng ta biện pháp can thiệp nào sẽ là tốt nhất cho một đứa trẻ riêng biệt, thậm chí nếu nó có cho kết quả rất tốt đối với rất nhiều những đứa trẻ khác với hội chứng tự kỉ.

Đối với những gia đình đang cân nhắc RDI cho con họ, tôi xin giới thiệu Autism Speaks Video Glossary. Ở đó bạn có thể xem những clip về những cách tiếp cận điều trị khác nhau, bao gồm cả RDI.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *