Sự rèn luyện thử nghiệm riêng biệt (Discrete Trial Training – DTT) là gì? Có phải nó có cách tiếp cận giống như phương pháp phân tích hành vi ứng dụng (Applied Behavioral Analysis – ABA)?
Câu trả lời đến từ Lauren Elder, Tiến sĩ, trợ lí giám đốc về khoa học phổ biến kiến thức của tổ chức Autism Speaks.
Ở đây có một xu hướng là có rất nhiều sự nhầm lẫn giữa 2 thuật ngữ DTT và ABA. Thông thường khi mà mọi người nói về ABA cho những đứa trẻ với hội chứng tự kỉ, họ thực sự đang đề cập đến DTT. DTT là một trong số một vài loại chiến lược giảng dạy nằm dưới thuật ngữ ABA. Vậy hãy tách riêng 2 thuật ngữ này ra.
ABA ứng dụng khoa học về thuyết hành vi để mang đến những thay đổi có ý nghĩa trong hành động của một cá nhân. ABA để ý đến hành vi như một quá trình 3 bước: sự việc có trước (ám hiệu hoặc lời chỉ dẫn), hành vi và kết quả.
Ví dụ, khi bạn đói (sự việc có trước), bạn ăn thứ gì đó (hành vi) và sau đó bạn cảm thấy tốt hơn (kết quả). Bạn thích thú với kết quả tích cực của hành vi của bạn, và điều này làm tăng khả năng bạn sẽ lại ăn khi đói trong tương lai!
ABA ứng dụng nguyên tắc này như một cách can thiệp để đưa đến những thay đổi tích cực trong hành vi. Bên ngoài phạm vi tự kỉ, ABA còn được dùng rộng rãi để giúp những cá nhân phát triển những hành vi tích cực – chẳng hạn như những thói quen học tập tốt. ABA cũng được dùng để giúp những người đang đấu tranh với những vấn đề về hành vi như là nghiện thuốc phiện.
Thực tế, hầu hết cha mẹ sử dụng một dạng của ABA trong sinh hoạt hàng ngày, ví dụ, bằng cách cho đứa trẻ một khoảng thời gian xem một bộ phim ưa thích sau khi đứa trẻ hoàn thành bài tập về nhà. Phần thưởng và kết quả có thể làm cho một hành vi có nhiều hoặc ít khả năng xảy ra hơn trong tương lai. Mối quan hệ này giữa sự việc có trước, hành vi và kết quả là những gì mà ABA xoay xung quanh. .
Vậy DTT khác biệt như thế nào? DTT là một phương pháp kĩ thuật ABA được cấu trúc chia những kĩ năng thành những thành phần nhỏ, riêng biệt. Một cách hệ thống, người huấn luyện dạy những kĩ năng này từng cái từng cái một. Trong suốt quãng đường, những người huấn luyện sử dụng những sự ủng hộ hữu hình cho hành vi mong muốn. Với một đứa trẻ, điều này có thể bao gồm một phong kẹo hoặc một đồ chơi nhỏ.
Ví dụ, một người huấn luyện dạy màu sắc cho môt đứa trẻ có thể bắt đầu bằng màu đỏ. Cô ta có thể yêu cầu đứa trẻ chỉ vào màu đỏ và sau đó thưởng cho hành vi đó. Cô ấy sau đó có thể tiếp tục dạy màu vàng, củng cố kĩ năng đó, và rồi yêu cầu chỉ vào cả 2 màu. Sau khi đứa trẻ học hết màu sắc của nó, người huấn luyện có thể dạy đứa trẻ nói tên mỗi một màu.
Rất nhiều bác sĩ chuyên khoa đã thấy DTT đặc biệt có hiệu quả để dạy những kĩ năng cho những đứa trẻ với hội chứng tự kỉ. DTT là một trong những cách can thiệp đầu tiên được phát triển cho hội chứng tự kỉ.
Có hay không những loại ABA khác có hiệu quả cho hội chứng tự kỉ ngoài DTT? Câu trả lời là có! Rất nhiều những sự tiếp cận can thiệp sớm có hiệu quả cho hội chứng tự kỉ dựa trên những nguyên tắc của ABA bao gồm mô hình can thiệp sớm Denver (Early Start Denver Model – ESDM) và liệu pháp phản hồi then chốt ( Pivotal Response Treatment – PRT). Những phương pháp này được mở ra theo một cách tự nhiên hơn và ít cấu trúc hơn DTT. PRT được tập trung cao vào bất kì cái gì thúc đẩy một đứa trẻ. Trong PRT, ví dụ, một đứa trẻ đang thích thú chơi với ô tô và thang có thể được yêu cầu chỉ ra chiếc ô tô đỏ với ô tô xanh và sau đó được đưa cho chiếc ô tô màu đỏ để lăn xuống chiếc thang khi nó chỉ đúng chiếc ô tô màu đỏ. ESDM tương tự sử dụng một môi trường tự nhiên nhưng dạy nhiều kĩ năng ngay lập tức.Vậy khi dạy màu đỏ, bạn có thể cũng dạy sự thay phiên nhau và những kĩ năng xã hội khác.
Tất cả những loại ABA này về giảng dạy bao gồm một lời chỉ dẫn (sự việc có trước), câu trả lời từ đứa trẻ (hành vi), và một phần thưởng (kết quả). Sự khác biệt đến đầu tiên từ những loại phần thưởng được sử dụng, và việc người hướng dẫn sử dụng một định dạng có cấu trúc cao hay sử dụng những thói quen vui đùa và tự nhiên.