Sinh non và chứng tự kỉ

Chúng ta có biết mất bao lâu để một đứa trẻ sinh non có thể bắt kịp trong việc phát triển não bộ? Có việc gì các bậc cha mẹ có thể làm để giảm bớt nguy cơ tự kỉ trong suốt giai đoạn này?

Câu trả lời đến từ 2 chuyên gia là hội viên của tổ chức Autism Speaks. Nhà thần kinh học thuộc khoa nhi Emily de los Reyes (ảnh bên trái), chuyên về khuyết tật về phát triển thần kinh ở Nationwide Children’s Hospital, Columbus, Ohio, 1 trong 17 trung tâm mạng lưới điều trị tự kỉ của tổ chức Autism Speaks. Nhà tâm lí học Judith Gardner (ảnh bên phải), giám sát chương trình theo dõi sự phát triển của những đứa bé còn ẵm ngửa ở Học viện nghiên cứu căn bản về những sự khuyết tật về việc phát triển ở Stalen Island, New York.

Dr. de los Reyes: Những đứa bé sinh non thông thường bắt kịp sự phát triển ở tuổi thứ 2. Bạn đã đúng ở một điều rằng chúng có nguy cơ cao trong việc phát triển những sự khuyết tật trong sự phát triển thần kinh. Những nhân tố phổ biến nhất đưa những đứa trẻ đến với hội chứng tự kỉ bao gồm cân nặng thấp khi sinh ra, đẻ non quá sớm (trước 26 tuần), sự nhiễm trùng trong tử cung trong suốt khi mang thai và khi trở thành một đứa trẻ. Những đứa trẻ với những tổn thương ở vùng tiểu não dường như có một nguy cơ đăc biệt cao bị hội chứng tự kỉ.

Chúng tôi khuyên cha mẹ và các bác sĩ khoa nhi giám sát kĩ lưỡng những đứa bé sinh non sau khi cho về. Một cách lí tưởng, những đứa bé này có một đội ngũ y khoa mà bao gồm những chuyên gia được đào tạo để theo dõi sự phát triển của những đứa trẻ sinh non.

Bất kì sự chậm trễ nào trong sự phát triển lời nói, ngôn ngữ hay vận động cần đánh giá ngay lập tức và gửi đến cho một bác sĩ chuyên khoa thích hợp. Một điều cũng quan trọng không kém là phải kiểm tra bất kì sự mất khả năng nghe nào, bởi vì điều này sẽ dẫn đến những sự chậm trễ trong ngôn ngữ. Tương tự, đội ngũ phát triển của con bạn nên để ý và chỉ ra bất kì vấn đề nào với thị lực có liên quan đến sự đẻ non hoặc những rối loạn của sự liên kết mắt.

Thêm vào đó, bạn có thể giúp thúc đẩy sự phát triển của đứa con bị sinh non của bạn với dinh dưỡng tốt để đẩy mạnh sự lên cân khỏe mạnh sau khi sinh.

Như đối với mọi đứa trẻ, sự chẩn đoán sớm về tự kỉ cung cấp cơ hội cho sự can thiệp sớm mà có thể cải thiện kết quả sau này. Những bác sĩ khoa nhi có thể kiểm tra về chứng tự kỉ sớm ngay từ lần kiểm tra sức khỏe trong năm tuổi đầu tiên.

Dr. Gardner: Sự tiến bộ trong kĩ thuật y khoa đang cho phép các trẻ em có cơ hội sống sót ở những tuổi thai nghén sớm hơn bất cứ thời gian nào trước đây. Tuy nhiên, rất nhiều trẻ em sinh ra trước thời hạn với cân nặng rất thấp có liên hệ với những vấn đề về y khoa hoặc phát triển. Những điều này bao gồm cả nguy cơ cao hơn với việc phát triển chứng tự kỉ. Do đó, là cần thiết rằng chúng tôi tiến hành những nghiên cứu xa hơn để tăng thêm sự hiểu biết của chúng tôi về những tác động trong dài hạn của việc sinh non – bao gồm cả nguy cơ tự kỉ. 

Quý cuối cùng của thời gian mang thai là thời gian của sự phát triển quan trọng trong kích cỡ và cân nặng của một đứa trẻ. Tuy nhiên, sự phát triển não bộ chủ yếu nhất xuất hiện ở quý 1 và quý 2. Trong suốt giai đoạn mang thai sớm này, cơ cấu thân não quan trọng định hình nền móng cho sự phát triển não bộ theo sau. Cho đến hiện tại, nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ tăng lên của chứng tự kỉ theo sau mạnh mẽ nhất đối với những gì xảy ra trong suốt quý 1 và quý 2.

Điều này không có nghĩa rằng quý cuối cùng là không quan trọng. Chúng tôi nhìn thấy trong sức khỏe của những đứa trẻ sinh ra gần ngày – những đứa trẻ sinh ra trong khoảng tuần thứ 35 và 37 của thời kí mang thai. Chúng có thể có nhiều hơn khả năng bị những vấn đề nhất định về phổi, sự lưu thông và ăn uống so với những đứa trẻ sinh ra đúng ngày. Vì lí do này, hầu hết các bác sĩ sản khoa sẽ không đỡ đẻ sớm vì những lí do của “sự thuận lợi”.

Còn về việc “bắt kịp”, là điều có ích để nhìn sự phát triển của một đứa trẻ sinh non từ tuổi sau khi thụ thai của nó, hơn là từ tuổi khi được sinh ra. Ví dụ, 10 tuần sau khi sinh, bạn có thể kì vọng một đứa trẻ sinh ra ở tuần thứ 30 cư xử như một đứa trẻ sinh ra đúng ngày. Điều đó giúp để nhớ rằng 10 trong 40 tuần tương ứng với một tỉ lệ phần trăm lớn trong cuộc đời của một đứa trẻ mới sinh ra (25%). Trái lại, 10 tuần trong 2 năm chỉ là một tỉ lệ khiêm tốn 10%. Điều này giúp giải thích tại sao chúng tôi thường không thấy những sự khác biệt trong sự phát triển ở tuổi thứ 2.

Để trả lời trực tiếp câu hỏi của bạn, lời khuyên của tôi là hãy đối xử với một đứa trẻ sinh non giống như mọi đứa trẻ khác. Hãy nói chuyện với đứa trẻ. Hãy ôm đứa trẻ. Hãy yêu thương và chơi với đứa trẻ. Nếu con bạn sinh ra sớm 1 tháng hoặc ít hơn, hãy cố gắng đừng lo lắng về những vấn đề không chắc và hiếm khi xảy ra.

Cùng thời gian, vẫn là quan trọng để kiểm tra sự phát triển của bất kì đứa trẻ sinh non, dễ bị tổn thương về mặt y khoa hoặc có những nguy cơ khác nào. Điều này bao gồm sự kiểm tra về tự kỉ phù hợp và những sự đánh giá theo sau và, nếu cần thiết, cả những dịch vụ can thiệp sớm.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *