THÍNH GIÁC

Mẹ M&H gửi đến bài này tiếp nối chuỗi bài về giác quan. Cám ơn mẹ M&H thật nhiều!

T mười bốn tuổi, luôn yên lặng, thích đọc sách, vẽ người hùng, dắt cho đi dạo và gần đây thì chơi với người bạn thận nhất là S. S thì luốn muốn đến cửa hàng, đi trượt hoặc đến các buổi tiệc. R thì chỉ muốn chơi với S ở nhà để 2 bạn có thể nói bất cứ chuyện gì. Nếu để R đi cùng đám đông cậu cảm giác như là tất cả mọi người đều đang cùng liến thoắng liên thiên nghe rất khó chịu và tẻ ngắt. Cũng giống như ở trường. Cậu có thể học được khi thầy cô viết ra chỉ dẫn, như nếu cô chỉ nói ra thôi mà không viết thì mọi thứ trở nên lung tung hết cả. Những đứa trẻ khác thì lúc nào cũng ầm ĩ. Mẹ thì luôn tức giận vì cậu chẳng chịu nghe lời. Đôi khi cậu chẳng nghe thấy mẹ gọi tên, nhất là khi cậu đang chơi video game vui hoặc đang nghe nhạc.

Bố mẹ G thì vô cùng lo lắng. Cô con gái đang tuổi tập đi đáng yêu luôn sợ tiếng ồn đến nỗi mà cô gào lên khi mẹ dùng máy hút bụi. Ngoài sân chơi, G lo lắng nhìn những chiếc ô tô chạy qua lại và luôn dừng lại mỗi khi cô bé nghe thấy tiếng chim kêu. Cô bé cần được yên tĩnh tuyệt đội để đi vào giấc ngủ. Ngay đến cả tiếng gió cũng có thể làm cô bé thức tỉnh.Và điều trở ngại nhất là dường như G nghe được những gì mà chẳng ai khác nghe được.

Nhiều trẻ gặp khó khăn trong việc xử lý thông tin qua đường thính giác, ngay cả khi có đầu ốc và khả năng nghe hoàn toàn bình thường. Việc xử lý giác quan là việc hệ thống thần kinh trung ương và não bộ nhận biết và cảm nhận được âm thanh. Chúng ta “nghe” khi sóng âm thanh di chuyển tới ốc tai và có thể lắng nghe thông tin này khi được chuyển sang dạng điện rung và có thể được não bộ xử lý và giải nghĩa. Khó khăn về xử lý thông tin thính giác hoàn toàn khác với điếc hay khiếm thính. Rối loạn xử lý thông tin thính giác (còn gọi là rỗi loạn xử lý thính giác trung ương) là một vấn đề liên quan đến thần kinh gây ra bởi sự xáo trộn với dấu hiệu âm thanh khi đưa thông tin lên não.

Phản ứng với âm thanh

Nghe là một quá trình vô cùng phức tạp bao gồm cả nghe và xử lý âm thanh. Có nhiều thước đo âm thanh: cường độ, tần số, thời gian, định vị.

Trẻ gặp khó khăn trong xử lý cảm giác có thể không sắp xếp được các thước đo này lại với nhau. Trẻ có thể cực kỳ nhạy cảm thính giác, nghe được những gì mà người khác không nghe thấy. Với ngưỡng âm lượng bình thường là 0 – 15 dB, những người cực kỳ nhạy cảm có thể nghe được âm thanh ở mức 0 hoặc độ dB âm. Điều đó lý giải tại sao mới quá nhiều đầu vào âm thanh, trẻ nhạy cảm thính giác sẽ gặp khó khăn trong việc lọc loại bỏ những ẩm thành không phù hợp và chỉ chú ý đến những âm thanh nổi bật. Và trong khi phần lớn chúng ta thấy khó chịu khi âm lượng vượt qua một ngưỡng nhất định, thì trẻ quá nhạy cảm âm thanh sẽ phải khổ sở với âm lượng thấp hơn nhiều.

Khó chịu với âm thanh không phải lúc nào cũng do âm lượng cao, mà còn có thể do quá nhảy cảm với một số mức tần số. Có trẻ quá nhạy cảm và cực kỳ khó chịu với âm thanh tần số cao (chẳng hạn như với một số giọng nói và một số âm ngôn ngữ nhất định và tiếng chuông điện thoại). Có trẻ thì quá nhạy cảm với âm thanh tần số thấp như tiếng ro ro từ máy điều hòa, máy hút bụi, máy xén cỏ. Có trẻ thì chẳng phản ứng gì với âm thanh và chúng cần rất nhiều âm thanh, âm nhạc ồn ào, vui nhộn để đánh thức thính giác.

Ngoài ra trẻ có thể không lý giải được âm thanh đến từ đâu, di chuyển bao xa. Vì thế trẻ có thể cảm thấy như tiếng xe ủi chạy từ xa như một mối đe dọa gần kề.

Những vấn đề xử lý thính giác có thể là những trở ngại lớn cho cả trẻ có ngưỡng tiếp nhận âm thanh bình thường. Những trẻ này không ý thức được những âm thanh nào là quan trọng và cần chú ý và vô cùng khó khăn trong việc lọc âm thanh xung quanh, tiếng ro ro từ cái tủ lạnh cũng trở thành quan trọng nhưng giọng nói của mẹ khi nói ” con nhớ rửa tay trước khi ăn”. Trẻ có thể phải nhắm mắt lại hoặc nhìn đi chỗ khác để giảm thông tin cảm giác từ một kênh nào đó để tăng âm lượng cho xử lý thông tin thính giác.

Các vấn đề thính giác ảnh hướng tới tiếp thu học tập

Những khó khăn trong xử lý thính giác có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và tiếp thu của trẻ. Ở trường những trẻ này có thể phải sử dụng rất nhiều năng lượng trí não để chặn những thông tin gây nhiều dường như rất nhỏ như âm thanh phát ra khi một trẻ khác đang viết, tiếng giở trang sách hoặc tiếng bước chân ngoài hành lang hay thậm chí ở lớp bên cạnh. Tiếng bút dạ hay phấn viết trên bảng hay tiếng trống/chuông trường cũng có thể hành hạ làm cho trẻ khổ sở. Khi trẻ ở trong tình trạng phòng vệ tránh những âm thanh con thấy đáng sợ, trẻ sẽ không thể sẵn sàng học. Đối với những đứa trẻ nào cần nhiều thông tin đầu vào hơn để nạp và ghi nhớ thì có thể sẽ khó tiếp thu khi thông tin mới chỉ được trình bày bằng lời. Những vẫn đề về thính giác luôn thấy ở những đứa trẻ chậm phát triển, trẻ gặp rối loạn trong học tập, trẻ tự kỷ và trẻ tăng động giảm chú ý.

Trẻ có vấn đề về thính giác thường cũng sẽ gặp khó khăn trong phát triển ngôn ngữ, chẳng hạn như khó có thể hiểu được những gì đang nói, nói lạc đề trong hội thoại, trong bài viết văn, khó khăn đọc hoặc phát âm hay khó khăn trong việc tìm từ để vận dụng. Trong một phần sau mình sẽ gửi thêm thông tin về khó khăn trong ngôn ngữ nói.

Mối liên hệ giữa thính giác và tiền đình

Thính giác có liên hệ mật thiết với tiền đình tới mức mà bất kể khi nào bạn nghe thấy một âm thanh nào đó, ngay lập tức làm thức tỉnh đầu dây thần kinh tiếp nhận thông tin trọng lực. Hệ tiền đình và ốc tai gắn bó với nhau cả về mặt tổ chức và sinh lý. Cả hai đều ở trong tai, các dây thần kinh cảm giác hoạt động như nhau, cùng phụ thuộc vào cùng loại dây thần kinh…Vì vậy khi kích thích đầu dây tiếp nhận thông tin trọng lực, ví dụ như đu quay, sẽ ảnh hưởng đến khả năng nghe. Điều đó cũng giải thích tại sao một tiếng đập gõ, đu lắc làm cho trẻ nhảy nhót như điên và những âm thanh nhẹ nhàng có thể đưa cơ thể vào giấc ngủ. Nghiên cứu khoa học cũng cho thấy lấy là kích thích tiền đình có thể làm tăng khả năng phát ra âm thanh, có nghĩa là vận động là vô cùng quan trọng cho việc nuôi dưỡng ngôn ngữ đối với trẻ chậm nói.

Những dấu hiệu thường thấy ở trẻ có vấn đề về thính giác

Mỗi trẻ có mức độ khác nhau, trẻ thì cần lặp đi lặp lại nhiều lần để hiểu, trẻ thì thét lên khi có tiếng máy chạy cách xa cả cây số.

  • Trẻ có phản ứng quá mức hay chẳng có phản ứng gì với những âm thanh lớn hoặc âm thanh bất thường?
  • Không nói được tốt như những trẻ cùng lứa tuổi
  • Có vẻ như không để ý đến bạn khi bạn gọi tên mặc dù bạn biết chắc là con có thể nghe thấy được
  • Có tiền sử viêm tai
  • Che bịt tai lại để tránh âm thanh hoặc có vẻ như chẳng vì lý do gì rõ ràng
  • Khó chịu hoặc phân tán tập trung trong một nhóm hoặc phòng đông người
  • Phản ứng lại với những âm thành mà bạn không nghe thấy hoặc con phản ứng lại trước cả khi bạn nghe thấy những âm thanh đó
  • Có âm lượng cao hoặc thấp khác thường
  • Thường yêu cầu người khác nhắc lại những gì vừa nói
  • Khó khăn trong học âm hoặc học đọc.

Đón đọc phần sau: Thị giác

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *