Tôi đang có mang. Tôi có thể làm gì để tránh những nguy cơ về “môi trường”?
Câu trả lời đến từ Alycia Halladay, Tiến sĩ, giám đốc của tổ chức Autism Speaks về nghiên cứu về khoa học môi trường.
Khi những nhà nghiên cứu khám phá nhiều hơn những yếu tố nguy cơ về môi trường cho chứng tự kỉ, cộng đồng của chúng ta tự hỏi một cách chính đáng liệu có yếu tố nào có thể ngăn chặn được. Đầu tiên, là quan trọng để nhớ rằng khi những nhà khoa học nói về các yếu tố nguy cơ về môi trường, họ đang nói về nhiều hơn là những tình trạng tiếp xúc không được bảo vệ với các chất độc hóa học. Bằng thuật ngữ môi trường, chúng tôi đang đề cập đến bất kì ảnh hưởng nào ngoài gen di truyền. Ví dụ, sinh non với cân nặng thấp là một yếu tố nguy cơ về môi trường cho chứng tự kỉ. Không may, cân nặng thấp thường là kết quả của những tình trạng tiếp xúc không được bảo vệ không thể tránh khỏi.
Một cách không rõ ràng hơn là mối liên kết giữa nguy cơ tự kỉ và tình trạng tiếp xúc không được bảo vệ của người mẹ với những kim loại nặng và những chất độc hóa học khác trong suốt hoặc thậm chí trước khi mang thai. Có những lí do để lo ngại về mức độ cao của tình trạng tiếp xúc không được bảo vệ với các chất độc hóa học trong môi trường của chúng ta. Vì lí do này, tổ chức Autism Speaks tiếp tục ủng hộ những nghiên cứu để hiểu rõ hơn những ảnh hưởng của những tình trạng tiếp xúc không được bảo vệ với chất hóa học trong suốt thời gian mang thai.
Chúng tôi có những bằng chứng sơ bộ rằng những loại thuốc trừ sâu có thể tăng nguy cơ bị tự kỉ. Nhưng chúng tôi không thể, vào thời điểm này, nói rằng tránh tình trạng tiếp xúc không được bảo vệ với thuốc trừ sâu – hoặc bất kì chất hóa học đặc biệt nào – sẽ làm giảm nguy cơ tự kỉ ở một đứa trẻ.
Điều mà chúng tôi có thể nói là tình trạng tiếp xúc không được bảo vệ với những chất độc hóa học trong suốt thời gian mang thai hoặc tuổi thơ ấu đặt ra một sự đe dọa phổ biến đối với sức khỏe trong tương lai. Tình trạng tiếp xúc không được bảo vệ đối với chì đã được cho thấy có liên quan với chỉ số IQ thấp. Những chất hóa học nhất định phá vớ tuyến nội tiết có liên kết với những khuyết điểm khi sinh ra. Vì vậy là có lí cho các bậc cha mẹ tiến những bước hợp lí để tránh những tình trạng tiếp xúc không được bảo vệ này.
Để hướng dẫn tờ tạp chí American Journal of Obstetrics and Gynecology gần đây đã công bố 2 bài báo quan trọng: “Toxic environmental chemicals: the role of reproductive health professionals in preventing harmful exposures” và “Environmental Exposures: How to Counsel Preconception and Prenatal Patients in the Clinical Setting.” Cả 2 bài báo đều cung cấp những lời khuyên cụ thể về cách mà các bác sĩ có thể khuyên những phụ nữ đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai. Họ thảo luận những mối nguy hiểm hóa học theo những cách mà trao quyền cho những phụ nữ để quyết định về những thói quen sống và chế độ ăn hàng ngày của những phụ nữ này. Dưới đây là một list những chất độc được nhắc đến trong các bài báo với những lời khuyên về cách giảm thiểu tình trạng tiếp xúc không được bảo vệ trước khi thụ thai và trong suốt quá trình mang thai và cho con bú.
Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, chúng tôi không thể nói liệu giảm tình trạng tiếp xúc không được bảo vệ với những chất hóa học này sẽ làm giảm nguy cơ tự kỉ của một đứa trẻ trong tương lai. Tuy nhiên, chúng tôi thực sự biết rằng tránh tình trạng tiếp xúc không được bảo vệ đối với những chất hóa học đặc biệt này có thể cải thiện kết quả tổng thể của một đứa trẻ trong suốt cuộc đời. Và đây là một list những chất độc hóa học và cách tốt nhất để tránh tình trạng tiếp xúc không được bảo vệ.
Thủy ngân
Tình trạng tiếp xúc không được bảo vệ có thể đến từ việc ăn cá, tiếp xúc với thủy ngân và sử dụng những loại kem làm trắng da nhất định. Tình trạng tiếp xúc không được bảo vệ trong suốt thời gian mang thai có thể dẫn tới những kết quả có hại về sự phát triển thần kinh mà bao gồm chỉ số IQ thấp hơn, ngôn ngữ nghèo nàn và sự sút kém về phát triển vận động.
Để giảm tình trạng tiếp xúc không được bảo vệ, những phụ nữ mang thai nên tránh tình trạng tiếp xúc không được bảo vệ một cách trực tiếp. Đặc biệt, tránh cá mập, cá kiếm, cá thu và cá ngừ cỡ lớn.
Chì
Những yếu tố nguy cơ cho tình trạng tiếp xúc không được bảo vệ cao bao gồm sự nhập cư gần đây vào nước Mĩ, sự tiếp xúc nghề nghiệp, mỹ phẩm nhập khẩu và sự hồi phục nhà cửa xây trước năm 1978.
Để giảm tình trạng tiếp xúc không được bảo vệ, tránh ăn những vật không phải là thức ăn (đất sét, đất trồng, đồ gốm) và những công việc hoặc sở thích mà có thể bao gồm tình trạng tiếp xúc không được bảo vệ đối với chì – bao gồm việc sửa chữa, sơn lại và công việc hồi phục nhà cửa xây trước năm 1978. Tránh mỹ phẩm, những chất phụ gia và dược phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Bỏ giầy ở ngoài cửa để tránh để lại chì và những chất gây ô nhiễm khác.
Những loại thuốc trừ sâu
Tình trạng tiếp xúc không được bảo vệ có thể là kết quả của việc ăn những sản phẩm bị làm hỏng bởi thuốc trừ sâu và sử dụng thuốc trừ sâu trong nhà và bếp, bao gồm cả trên những vật nuôi. Tình trạng tiếp xúc không được bảo vệ với thuốc trừ sâu trong thời gian mang thai được cho thấy là có liên quan đến nguy cơ tăng cao của sự phát triển nghèo nàn trước khi sinh, những khuyết điểm khi sinh ra, bệnh bạch cầu và sự sút kém về phát triển thần kinh.
Để giảm tình trạng tiếp xúc không được bảo vệ, tránh sử dụng những loại thuốc trừ sâu, cả ở trong và ngoài nhà. Rửa thức ăn thật sạch trước khi ăn. Bỏ giầy ở ngoài cửa để tránh để lại những chất hóa học ngoài bãi cỏ và những chất gây ô nhiễm khác.
Những chất hóa học phá vỡ tuyến nội tiếtNhững chất hóa học phá vỡ tuyến nội tiết bao gồm bisphenol A (BPA) và phthalates, thường được tìm thấy trong những vật dụng gia đình và trong những hộp chứa thức ăn. Những chất hóa học này có thể bắt chước hoặc ngăn chặn những ảnh hưởng của những hóc môn xuất hiện tự nhiên trong cơ thể. Trong một số trường hợp, những ảnh hưởng sức khỏe có hại có thể được truyền tới những thế hệ trong tương lai. Tình trạng tiếp xúc không được bảo vệ trước khi sinh với phthalates được liên kết với những thay đổi trong sự có khả năng sinh sản ở con trai và những thay đổi trong hành vi ở những cô con gái trẻ. Những nghiên cứu động vật gợi ý tình trạng tiếp xúc không được bảo vệ trước khi sinh với BPA được liên kết với chứng béo phì, khả năng sinh sản và sự phát triển thần kinh không bình thường ở những đứa con.Để làm giảm tình trạng tiếp xúc không được bảo vệ, hãy giảm sự tiêu thụ những thức ăn được gia công và đóng hộp. Tránh thức ăn hoặc thức uống có sử dụng chất dẻo. Khi bỏ đi tấm thảm đệm cũ, sử dụng một máy hút bụi có lắp một cái lọc HEPA để tránh tình trạng tiếp xúc không được bảo vệ với bụi bẩn.