Temple Grandin – một người tự kỷ có học vị tiến sĩ – đã viết và trả lời phỏng vấn khá nhiều vấn đề liên quan tới chứng tự kỷ. Cuộc trao đổi trực tuyến dưới đây do mẹ H&M sưu tầm và lược dịch. Cám ơn mẹ H&M
Hỏi:
Bà nghĩ thế nào về việc chuẩn bị cho trẻ tự kỷ ở trường học hiện nay và bà có gợi ý gì cho cha mẹ?
TG: Can thiệp sớm là rất quan trong. Tất cả các nghiên cứu cho thấy bắt đầu can thiệp cho trẻ từ 2 tuổi là rất hiệu quả. Khi đến giai đoạn thay đổi chuyển tiếp, tránh những điều gây bất ngờ. Khi thay đổi sinh hoạt, hãy cho trẻ thấy xem trước, tránh gây bất ngờ. Những gì gây bất ngờ sẽ làm trẻ hoảng sợ.
Hỏi: Những năm bước vào giai đoạn tuổi teen của bà như thế nào, đó có phải là thời gian khó khăn với bà, thời gian nào là khó khăn nhất của bà?
TG: Những năm vào tuổi tên là khủng khiếp nhất trong đời tôi. Tôi lúc nào cũng bị người ta chòng ghẹo, bị gọi là cái máy thu âm, là bộ xương vfi tôi rất gầy. Nơi duy nhất tôi có thể trốn tránh khỏi sự trêu ghẹo là hoạt động ngoại khóa. Học sinh quan tâm đến hoạt động nên không chêu ghẹo người khác. Tôi nghĩ việc cho thanh thiếu niên lứa tuổi này tham gia vào các hoạt động ngoại khóa như câu lạc bộ kịch, nghệ thuật, cờ vua, toán học, hướng đạo sinh là rất quan trọng, đây là nơi học sinh kết bạn với những người có cùng sở thích.
Hỏi: Bà thường nói về các cách thể hiện khác nhau của tự kỷ là hình ảnh thị giác, khuôn mẫu và từ. Tôi nghĩ là tôi có cả ba, tuy là chủ yếu suy nghĩ theo khuôn mẫu, theo bà tại sao có những cách biểu hiện khác nhau này?
TG:Bản thân tôi là người tư duy bằng hình ảnh thật. Đầu tôi làm việc giống như là kho tim hình ảnh. Nếu bạn nói từ “con chó”, trong đầu tôi sẽ hiện lên hình ảnh những con chó cụ thể chứ không phải hình ảnh khái quát hóa. Tôi từng qua những giai đoạn vô cùng khó khăn với món đại số vì không thể hiện bằng hình ảnh được. Rất nhiều học sinh học đại số chật vật nhưng học hình học và số học rất tốt. Những người tư duy theo khuôn mẫu thì có thể tư duy trừu tượng tốt hơn. Đó là tư duy âm nhạc và toán học, họ tư duy theo các khuôn mẫu, như các chương trình máy tính, cờ…và những trẻ này thì gặp khó khăn trong đọc hiểu. Một đặc điểm chung của những trẻ ở mức độ nhẹ trong chứng tự kỷ là một trẻ 8 tuổi có khả năng toán học vượt 3 lớp so với trẻ cùng lứa. Loại thứ ba là những trẻ tư duy qua từ ngữ, đây là những trẻ thích số liệu, lịch sử, các siêu sao điện ảnh và các loại tàu hỏa. Những trẻ này không tư duy bằng hình ảnh và thường ở mức trung bình.
Người bình thường thì có tất cả những yếu tố này nhưng với người tự kỷ thì các kĩ năng không đồng đểu, có điểm mạnh và có những thiếu hụt. Giáo viên và cha mẹ nên tiếp tục xây dựng những thế mạnh ở trẻ. Tôi được khuyến khích vào nghệ thuật, tôi từng thích vẽ những con ngựa và được khuyến khích mở rộng sở thích.
Hỏi: Các học sinh tự kỷ muốn hỏi làm thế nào để có thể vượt qua được sự sợ hãi, hoang mang và xử lý những vấn đề về cảm giác.
TG: Hoang mang lo sợ, khi tôi bước vào tuổi dậy thì, tôi bắt lo lắng và luôn bị những cơn sợ hãi tấn công. Bộ phim trên HBO có nói về việc đó và về khả năng tư duy bằng hình ảnh của tuôi. Khi tôi chuyển sang lứa tuổi 20 thì những lo lắng sợ hãi đó ngày càng tệ, nay được khống chế bởi thuốc chống trầm cảm.
Vấn đề giác quan: khi còn nhỏ tôi rất sợ tiếng ồn vì làm tôi nhức tai. Tiếng chuông ở trường nghe như thể cái khoan răng. Tôi nhảy cám với cả tác động xúc giác. Nhưng vấn đề về cảm giác rất đa dạng, chẳng hạn như nhạy cảm với tác động thì giác như ánh sáng đốm hay đèn nê ông. Có trẻ thì thích âm thanh nước chảy, có trẻ thì bỏ chay. Những vấn đề về cảm giác là có, và tôi muốn được thấy những nghiên cứu về điều trị những vấn đề về cảm giác.
Hỏi: Tôi bắt đầu chương trình học ở nhà cho con trai 9 tuổi của mình vì con luôn hoang mang lo sợ ở trường đến mức muốn chết. Bà quan điểm thế nào về dạy học ở nhà. Bà nghĩ thế nào về giáo dục phổ cập đối với trẻ tự kỷ và cần có những biện pháp gì để thực hiện được giáo dục phổ cập cho trẻ tự kỷ.
TG: Về việc học ở nhà, tôi là một trong những trẻ bị cho ra khỏi trường thường vì đánh, đấm nhau với những trẻ chêu trọc tôi. Trường cấp 3 có thể ổn với một số trẻ. Với trẻ nhỏ cần cho chúng tương tác với những trẻ thường. Chúng ta cần xem xét điều kiện cụ thể. Việc dạy học ở nhà có thể phù hợp với trẻ này mà không phù hợp với trẻ khác. Tôi luôn hỏi bố mẹ xem liệu trẻ có tiến bộ trong điều kiện trẻ đang theo. Ở Mỹ có rất nhiều trẻ được cho học can thiệp sớm ở tuổi 2,3,4 và được áp dụng trị liệu rất nhiều, sau đó trẻ có thể đi học khi 6 tuổi. Nhưng tự kỉ thì rất đa dạng nên không phải lúc nào cũng đảm bảo được điều đó.
Hỏi: Bà nghĩ thế nào về việc cho chó giúp trẻ tự kỷ. Tôi nghe nói là chó giúp rất tốt.
TG: Chó trị liệu rất tốt cho một số trẻ. Trẻ tự kỷ tương tác theo 3 cách. 1: yêu chó và làm bạn; 2; trẻ ban đầu sợ chó nhưng sau đó có thể chơi được, 3: những trẻ có vấn đề cảm giác với cho thì không chơi được, chúng không thích mùi chó hoặc không thích chơi với chó.
Hỏi: Bà nói rằng sợ hãi là cảm giác lớn nhất của tự kỷ. Tôi biết nếu lên kế hoạch và tổ chức đời sống cho những người tự kỷ mà chúng ta giúp đỡ sẽ giúp ích, nhưng chúng ta không thể ở mọi nơi mọi chốn. Vậy thì theo bà cần làm gì để giúp đỡ những thanh niên tự kỷ có thể tự mình đi lại khắp nơi.
TG: Khi tôi bắt đầu làm gì đó mới chẳng hạn như tự đi mua sắ, tôi thấy rất lo sợ. Nhưng bạn càng làm nhiều thì sẽ không còn sợ hãi. Như khi lên tàu điện ngầm, cần một giai đoạn chuyển tiếp dần dần, một chuyến cùng đi với ai đó rồi sau đó mới đi một mình. Tôi cũng cần nhấn mạnh việc dạy những gì trong cuộc sống thực. Tôi thực sự hài lòng là là trường TreeHouse các bạn tổ chức dạy một lớp nấu ăn.
Hỏi: Tôi rất muốn biết liệu bà có thấy rằng các nước và các xã hội khác nhau có cách nhìn rất khác nhau về vấn đề tự kỷ và những người tự kỷ. Liệu có phải có những nước nơi xã hội của họ hiểu về tự kỷ hơn ở những nước khác và ngược lại?
TG: Mỹ là một nước rất lớn, vì vâỵ có rất nhiều quan điểm khác nhau. Ở những bang có hệ thống giáo dục mạnh thì thường có quan điểm tốt nhất. Tôi cũng muốn nói rằng, hãy cho thế giới biết những người tự kỷ có thể làm gì, với công việc về khoa học gia súc của mình, tôi đã học cách làm thế nào để thể hiện công việc của mình chứ không phải thể hiện cá nhân tôi. Tôi có thể thể hiện công việc của mình, thu thập dữ liệu, bằng từ và hỉnh ảnh. Và khi ai đó đến xem bộ tư liệu của tôi, họ đều phải trầm trồ!
Hỏi: Tại sao vấn đề khuyết tật được coi nhé hơn so với nhiều vấn đề hành vi ức chế khác. Những người không bị khuyết tạn có thể làm gì để đấu tranh cho những người khuyết tật?
TG: Khi tôi ở lứa tuổi 20, tôi cần phải thể hiện cho thế giới biết rằng tôi không ngu ngốc, và điều này thúc đẩy tôi thiết kế ra các ý tưởng hay và tôi hoàn thành các dự án, và tôi nghĩ à một người ngu ngốc thì không thể làm thế được. Tôi đã làm việc rất chăm chỉ và tận tâm với công việc.
Hỏi: Trong buổi nói chuyện ở Cardiff bà có nói đến việc trí nhớ không hoạt động, một vấn đề tôi có chia sẻ. Vậy cần làm gì để đối phó với cuộc sống hàng ngày, nhớ được các cuộc hẹn gặp, ….
TG: Tôi có một quyển lịch để xem cho cả tháng và các cuộc hẹn. Có một thời gian tôi không thể nhớ hàng tràng dài dằng dặc những yêu cầu bằng lời nói vì vậy tôi khi chép lại các buổi họp. Giờ đây có email tôi thích hơn vì mọi việc sẽ được ghi chép lại và giúp giải quyết vấn đề khó khăn về trí nhớ.
Hỏi: Bà nghĩ gì về ABA?
TG: Có rất nhiều phương pháp trị liệu khác nhau, và điều quan trọng nhất là có được người dạy phù hợp. Người giáo viên giỏi sẽ tham gia tương tác được với trẻ. Tôi từng thấy có những trẻ tiến bộ với cả ABA và các phương pháp khác, Nhưng điểm chung là có được người dạy biết làm thế nào để tương tác với trẻ và giúp trẻ tham gia tương tác.
Hỏi: Tôi có con trai 25 tuổi phát hiện HFA khi 2 tuổi đang học năm cuối đại học. Tôi giúp đx sinh viên học cùng trường. Bà sẽ khuyên những người giáo viên cần làm gì để giúp sinh viên kết nối tốt hơn với việc học tập nghiên cứu của mình và với những sinh viên khác?
TG: Khi tôi học đại học, vấn đề lớn nhất là tương tác xã hội khi sống trong ký túc. Tôi không gặp khó khăn trong việc lên lớp đúng giờ hay quên làm bài tập. Tôi thấy có rất nhiều vấn đề. Một trong những lí do là từ khi còn bé tôi đã được dạy sinh hoạt đúng giớ, dậy đúng giờ, sắp xếp quần ào từ đêm hôm trước. Điều tôi muốn xem xét là liệu một học sinh có những kỹ năng cơ bản như là sinh hoạt đúng giờ giấc, không quên đồ, quên lời dặn dò, đăng ký lượng môn học vừa sức, và khi ở trường đại học có kĩ năng làm việc, lựa chọn môn học chính mà mình có cơ hội tìm việc làm, ví dụ như lập trình máy tính, chụp ảnh...
Hỏi: Bà có thể cho biết việc thức ăn và ăn uống ảnh hưởng đến người tự kỷ như thế nào? Đối với bản thân bà thì thế nào? Tôi vô cùng lo lắng cho con trai 5 tuổi. Cháu thích rất ít loại thức ăn và tôi không biết phải làm thế nào để giúp con khi con luôn đó nhưng không chịu ăn.
TG:
Trước tiên là phải cần chắc chắn rằng không có những vấn đề về sức khỏe, nhiều trẻ bì trào ngược acid, ợ,…một số vấn đề ăn uống là do cảm giác vì vậy có thể thử với những món mới nhưng tương tự nhưng gì con ăn được. Nếu ăn uống hạn chế, cần bổ sung vitamin vì tôi rất lo cho bệnh suy dinh dưỡng.
Hỏi: Bà nhìn nhận thế nào về việc cải thiện cơ hội nghề nghiệp cho những người tự kỷ. Bà có đồng ý với việc phân biệt theo hướng tích cực?
TG: Tôi làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật và nhiều người làm việc trong ngành thực phẩm chưa được phát hiện, trong các công việc kế toán, làm việc với các phương tiện…nhưng họ làm việc tốt. Vấn đề khó khăn của họ là hôn nhân. Tôi từng gặp một số người đến nói với tôi rằng cuốn sách của tôi (tư duy bằng hình ảnh) đã cứu vãn hôn nhân của họ. Trong bộ phim bạn thấy tôi để bộ phận của con bò trên xe và điều đó thúc đẩy tôi làm việc, tôi đã không ngốc chút nào, tôi đã làm việc chăm chỉ phát triển kĩ năng của mình. Tôi dành 3 năm để học về hành vi của bò để phục vụ cho việc nghiên cứu thiết kế.
Hỏi: Bà có gặp những vấn đề rối loạn giấc ngủ, nếu có thì bà đã làm thế nào để ngủ được và qua được tình trạng thiếu ngủ?
TG: Tối nào tôi cũng tập thể dục, làm 100 cái chống đẩy, nó giúp tôi bình tình và ngủ. bổ dung dầu cả, thuốc huyết áp, beta blocker.
Hỏi: Tôi có ba con đều bị tự kỷ (một cháu trai và 2 con gái, 5, 13, 15 tuổi) và tôi thấy hiểu biết về tự kỷ và ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ còn rất hạn chế, nhất là tự kỷ chức năng cao. Liệu chức năng cao có nghĩa là không cần trợ giúp và liệu bà sẽ giải thích như thế nào về các nhìn nhận chưa đúng và không công bằng này?
TG: Một số người chức năng cao cần trợ giúp. Khi tôi còn ở tiểu học, trong một lớp nhỏ có 12 học sinh, với chương trình học đặc biệt. Khi tôi ở trong lớp có 30 học sinh, không phải lớp đặc biệt, tôi cần được trợ giúp.
Hỏi: Người tự kỷ làm thế nào để đối phó được với cô lập xã hội?
TG: Tôi có những người bạn có cùng sở thích như cưỡi ngựa và sau này là nghiên cứu về hành vi động vật. Trẻ cần tìm bạn có cùng chung sở thích. Có một phụ nữ yêu và nuôi gà và bà đã rất hạnh phúc khi tìm ra nhóm bạn chat về gà!
Hỏi: Nếu chỉ được lựa chọn một lời khuyên duy nhất, bà sẽ có lời khuyên gì cho cha mẹ của một trẻ tự kỷ?
TG: Nếu đó là một trẻ 2-3 tuổi, thì lời khuyên đó sẽ là “nhiều giờ một tuận, dạy 1-1 với người dạy thực sự hiệu quả, dạy giao tiếp mắt, ngôn ngữ và thay phiên, đó là những việc vô cùng quan trọng.
Hỏi: Con gái tôi 9 tuổi không nói và được phát hiện tự kỷ. Con thích ở vầy mình và chơi trong nước, kể cả nước biển, bể bơi, đài phu nước. Vấn đề là con tôi luôn bị cuốn hút với việc chơi với nước ngoài vòi trong khu căn hộ, đổ nước vào rồi đổ ra, nhiều khi đổ cả ra sàn. Nó sẽ hợp tác cùng lau. Liệu tôi có nên dập tắt hành vi này. Rất khó dừng cháu lại và cháu sẽ rất buồn phiền, bà khuyên tôi nên làm gì?
TG: Hàng ngày cứ sau giờ ăn trưa tôi được một tiếng đồng hồ tự do lắc đồ vật, đung đưa hoặc các hành vi tự kỷ khác, thời gian còn lại thì tôi không được phép. Điều đó giúp tôi bình tĩnh lại. Lời khuyên của tôi là cho chơi với nước nhưng hãy sử dụng đồng hồ để con biết được con được chơi trong bao lâu
Hỏi: Tôi gần đây mới được phát hiện tự kỷ ở tuổi ngoài 30, tôi có thể làm việc chăm chỉ với bất kể việc gì trước đây bằng cách bắt chước lại người khác, yếu tố phát hiện ra vấn đề trong quan hệ. Liệu có thể có quan hệ “bình thường” với một người bình thường đưowjc không?
TG: Có thể nếu người đó hiểu về tự kỷ. Tôi khuyên đọc một số sách như Thinking In Pictures. Nếu họ hiểu và muốn có mối quan hệ thì tốt. Nhưng tôi có lời khuyên về quan hệ, nếu tôi làm những điều mà bạn không thích thì hãy giải thích điều đó cho tôi.
Hỏi: Bà có nghĩ là một số vấn đề cảm giác của bà giúp bà trong công việc? Tôi nói tới việc nhìn thấy được những chi tiết nhỏ ở động vật.
TG: Là một người tự kỷ và tư duy bằng hình ảnh giúp tôi hiểu được hành vi của động vật vì động vật suy nghĩ theo cảm giác. Trong môi trường thiết kế, ánh sáng và đốm sáng thường là vấn đề trở ngại và đôi khi là những mầu tương phản. Tôi thích những đường kẻ sọc.
Hỏi: Rất nhiều tiền của bỏ ra để nghiên cứu về tự kỷ, và phần lớn vào việc tìm nguyên nhân hơn là can thiệp. Trong tình hình kinh tế hiện này, nguồn tiền khan hiếm bà nghĩ là nên tập trung nghiên cứu vào đâu?
TG: Một lĩnh vực quan trong là cảm giác, quá nhạy cảm, âm thanh, thị giác. Nhiều người không thể chịu nổi tiếng ồn ở nhà hàng, ở nhà ga, trong các trận bóng đá. Vấn đề cảm giác là một trong những vấn đề chính mà tôi sẽ tập trung nghiên cứu.
Hỏi: Bà có nghĩ rằng việc gia tăng tự kỷ trên thế giới là dấu hiệu thay đổi của loài người?
TG: Có sự kết hợp giữa tăng nhận thức tự kỷ và gene. Tôi nghĩ là hiện thực sự có tăng số ca tự kỷ nặng.
Hỏi: Con trai tôi năm tuổi bị tự kỷ và đã vô vùng tiến bộ trong năm vừa rồi, từ khi chúng tôi cho con đến trường chuyên về trị liệu ABA. Con đã tiến bộ cả về ngôn ngữ và hành vi. Nhưng tôi đang suy nghĩ về lâu dài. Làm thế nào để phát hiện được năng khiếu, tài năng ở đứa trẻ có thể chưa hiểu được làm thế nào để trả lời câu hỏi đánh giá về mối quan tâm nghề nghiệp? Tôi muốn con mình thành công như những đứa con khác của mình. Đối với tôi thành công là làm được điều mà bạn yêu thích và phù hợp với kỹ năng của bạn.
TG: Rất khó để xác định kỹ năng ở một trẻ mới lên năm. Khả năng của tôi chỉ được bộc lộ khi lê 7 hoặc 8 tuổi. Đôi khi có thể thấy ở 5 tuổi nhưng phần lớn là muộn hơn. Khi lên 5 tôi vẽ tranh trẻ thơ và khi 8 tuổi tôi làm được tượng con ngựa rất đẹp, 5 tuổi còn quá sớm để phát hiện tài năng.
Hỏi: Con gái tôi thường hay thúc giục và gây sự người khác. Theo bà tôi cần làm gì và tại sao con tôi lại như vậy?
TG: Bạn cần tìm ra nguyên nhân con bùng nổ. Nếu con chưa nói, việc đầu tiên là phải loại bọ yếu tố sức khỏe, như trào ngược acid, đau tai, đau dạ dày. Sau khi loại bỏ những nguyên nhân này, có thể là vấn đề cảm giác, có thể là do đèn báo cháy tắt đi làm con sợ. Vì vậy, cần loại bỏ yếu tố sức khỏe và cảm giác, sau đó xem xét lý do hành vì. Có thể con khó chịu vì con muốn giao tiếp. Một điều nữa là ở trường TreeHouse các bạn đang làm những công việc thực sự. Nếu chỉ là giả vờ, đứa trẻ sẽ biết được điều đó là ngu ngốc và không thật.
Hỏi: Tôi là người mang chứng asperger và gặp nhiều vấn đề thị giác với những hình ảnh rối rắm bất thường, đặc biệt là nếu nhiều màu sắc và được dệt lại. Ví dụ, tôi thấy hình ảnh những bông hoa sáng màu, hươu cao cổ, bề mặt rạn nứt, bướm, đôi khi đến mức gây hoảng sợ. Tuy nhiên tôi không có vấn đề gì với ánh đèn nê ông. Có cách nào loại bỏ những vấn đề cảm giác của tôi không? Liệu kính Irlen có giúp ích gì không?
TG: Kính Irlen có thể có ích với bạn. Loại kính này có mầu mờ và bạn có thể thử các màu khác nhau để tìm được màu nào làm bạn thấy dễ chịu nhât. Nếu quá đắt với bạn, có thể tìm những loại kính râm, nhất là loại màu hồng và tím.
Hỏi: Tôi muốn hỏi có cách nào để xử lý tiếng ồn?
TG: Âm thanh có thể dễ được chấp nhận hơn nếu chính trẻ là người gây ra, vì vậy, với chuông báo khói bạn có thể quấn vào khăn tắm rồi để trẻ tự bất lên. rồi dần dần bạn mở ra, và để trẻ là người bật lên. Nếu trẻ không chịu được tiếng ồn ở siêu thị, có thể để cho trẻ quyết định ở đó trong bao lâu, vì vậy chuẩn bị cho con cách báo hiệu, khi nào quá tải, con có thể báo cho bố mẹ hoặc thầy cô biết là đã đến lúc cho con ra ngoài. Như vậy con kiểm soát được tình thế.
Hỏi: Quan điểm của bà thế nào về cuộc tranh cãi giữa “chữa trị được” và “khuyết tật vĩnh viễn”?
TG: Có người hỏi liệu tôi có thể tách ngón tay và trở thành người không tự kỷ, tôi có làm không nhỉ? chắc chắn là không rồi, tôi thích cách suy nghĩ lô gic của mình. Cảm giác nhận diện bản thân của tôi gắn liền với nghề nghiệp đầu tiên, tiếp đến là tự kỷ.
Hỏi: Con tôi chậm nói, rất sợ sệt, làm sự việc căng thẳng và không duy trì bạn bè được. Bác sĩ đặt trọng tâm điều trị ADHD để xử lý vấn đề chú ý và căng thẳng nhưng lại làm tệ đi gấp 10 lần. tôi vô cùng thất vọng, đau lòng khi nhìn đứa con 7 tuổi của mình vật lộn với bản thân. Bà có lời khuyên cho tôi cần làm tiếp những gì để giúp con hòa đồng?
TG: Bạn phải tự quyết định xem thuốc thang có ích lợi hay hại gì. Phần lớn các loại thuốc điều trị adhd đều hoặc có thể rất hữu hiệu hoặc vô cùng tệ. Còn về việc chậm nói, nếu trẻ có khả năng nghe được âm thanh mờ nhật, có vấn đề nghe được âm thanh chi tiết, nghe được âm thanh năng. giáo viên dạy nói của tôi nói chậm lại để tôi có thể nghe được. Về vấn đề thuốc tôi khuyên đọc cuốn Thinking in Pictures và tái bản cuốn The Way I See It.
Hỏi: Con gái tôi chỉ nói khi cáu giận hoặc thất vọng và chỉ một từ duy nhất nhưng đúng ngữ cảnh. Làm thế nào để tôi giúp con nói nhiều hơn cả nhưng khi con không khó chịu?
TG: Có những hiện tượng kỳ diệu trong giao tiếp mà không cần có ngôn ngữ nói. Nhiều người có thể đánh máy tốt hơn nói rất nhiều. Vậy có thể bắt đầu từ những gì đơn giản, chẳng hạn như thức ăn. Nhiều người có thể học đánh máy tốt hơn học nói.
Hỏi: Tôi có con trai 2 tuổi rưỡi bị tự kỷ. Con nói nhưng chị nhắc lại những gì nghe thấy. Chúng tôi đã làm việc với một người trị liệu ngôn ngữ được một năm và luôn ngăn lại đồ vật để buộc con phải yêu cầu những gì con muốn nhưng vẫn chưa thành công và con tôi không trả lời những câu hỏi có/không. Tôi biết là bà bắt đầu nói rất chậm, bà có nhớ điều gì đã giúp bà giao tiếp được không?
TG: Có nhiều loại vấn đề trong ngôn ngữ: trẻ có vấn đề nghe nguyên âm, vấn đề bật ra được từ. Có trẻ thì nói được tốt, dạy trẻ qua hình ảnh và thẻ từ. Sử dụng hàng trăm thẻ từ và trên cùng một mặt của thẻ có thể có cả ảnh và từ đi cùng nhau. Bắt đầu bằng những thứ thông dụng mà trẻ muốn và sau đó thêm vào những từ tả hành động.
Hỏi: Con trai tôi 6 tuổi và gần đây phát hiện chứng Asperger và ADHD. Cháu theo học tốt ở nhà trẻ năm vừa rôi nhưng hành vi thì không được ổn. Giáo viên luôn nhắc chúng tôi là cần kiểm soát hành vi của con để nhà trường không cho con vào lớp rối loạn cảm xúc. Con tôi không bị rối loạn cảm xúc, nhưng có thể không nghe lời và gây sự. Các biện pháp kỷ luật thông thường không có ích gì. Làm thế nào để dạy con cư xử, tôn trọng người lớn?
TG: Có những nguyên tắc rõ ràng, nếu tôi gây rối, thì sẻ cho cái tivi ra khỏi phòng một đêm. Nghệ thuật thì chưa bao giờ bị mang đi, mà hcir có tivi hoặc có thể là các trò chơi máy tính. Có những hành vi không vâng lời có thể là do làm cho đứa trẻ thất vọng. Một đứa trẻ có thể nổi giận nhiều lần, trong chương trình dạy trẻ này, người ta cho trẻ xếp, dọn bàn 20 lần và trẻ biết điều đó là ngu ngốc.
Hỏi: Theo bà điều gì là khó khăn nhất mà những người tự kỷ đang phải đối đầu trong xã hội ngày nay so với thời gian bà đang trưởng thành?
TG: Đối với trẻ nhỏ ngày nay có nhiều dịch vụ hơn. Với trẻ asperger thì chưa có nhiều, khi nhỏ tôi được dạy nhiều về việc đúng giờ giấc và thế nào là không lịch sự. Tập trung phát triển những gì bạn có thế mạnh.