Trẻ tự kỉ cố gắng ghi nhớ lời nói.

Nhiều trẻ tự kỉ cố gắng ghi nhớ những từ ngữ và cụm từ theo cách bạn ghi nhớ một bài hát tiếng nước ngoài. Bạn có thể không hiểu mấy từ đó nghĩa là gì nhưng bạn có thể nhớ giai điệu và âm thanh của những từ đó nói chung. Khi trẻ lặp lại những thứ mà trẻ nghe được, thì người ta gọi đó là chứng lặp lại máy móc lời người khác (lặp lại những gì người khác nói mà không hoàn toàn hiểu đó nghĩa là gì). Tất cả trẻ con thỉnh thoảng đều làm vậy, và thậm chí người lớn cũng đôi khi làm vậy bởi vì đó là cách tốt để học cách sử dụng ngôn ngữ mới.

Vậy làm thế nào bạn có thể dạy trẻ cách kết hợp từ ngữ theo cách riêng của trẻ? Trí nhớ thường là điểm mạnh của trẻ tự kỉ. Do đó, người ta dễ chọn cách dạy trẻ ngôn ngữ bằng cách học thuộc lòng. Dạy trẻ những đoạn thoại ngắn có thể giúp trẻ bắt đầu giao tiếp. Chúng tôi sẽ dạy nhiều đoạn thoại ngắn trong nhiều trò chơi được trình bày ở trang này. Tôi khuyến khích bố mẹ nên dùng những đoạn thoại dập khuôn ngay từ ban đầu bởi vì điều này giúp trẻ tự kỉ hiểu được bố/mẹ đang nói gì trong giai đoạn trẻ chỉ có thể dùng trí nhớ của mình để hiểu ngôn ngữ. Nhưng, rốt cuộc thì trẻ sẽ cần phải nắm vững một số qui luật ngữ pháp bởi vì ngữ pháp là những qui luật cho phép chúng ta đặt câu cho riêng mình.

Nếu trẻ dùng những từ đơn rời rạc, bạn nên làm mẫu và minh họa cho cháu biết ý nghĩa của những câu có độ dài hai đến ba từ. Đừng kết hợp quá nhiều từ khác nhau – hãy chọn một số từ trẻ có thể hiểu rõ. Đôi giày của bố, đôi giày của mẹ, đôi giày của Annie, đôi giày đen, đôi giày đỏ, đôi giày trắng sáng.

Nếu trẻ có thể kết hợp hai, ba từ lại, hãy bắt đầu minh họa cho trẻ hiểu nghĩa của những câu bốn, năm từ. Đây là điều mà người ta muốn làm với bất kì đứa trẻ nào để đẩy tốc độ học ngôn ngữ của trẻ. Đối với trẻ có xu hướng ghi nhớ từng cụm ngôn từ, thì có một bước khác. Hãy bỏ thêm thời gian để cho cháu thấy cũng những từ đó có thể kết hợp theo những cách khác nhau ra sao và những câu đó nghĩa là gì. Một khi trẻ biết được câu Bố muốn quả bóng nghĩa là gì, hãy giúp trẻ hiểu thêm những câu Mẹ muốn quả bóng và Chú chó con muốn quả bóng và Annie muốn quả bóng, tất cả mấy câu đó có nghĩa là gì. Sau đó cho trẻ biết câu Bố muốn chiếc xe tải nghĩa là gì, và rồi câu Mẹ muốn chiếc xe tải và rồi Chú chó con không muốn chiếc xe tải và Annie không muốn chiếc xe tải, cho trẻ hiểu những câu đó nghĩa là gì. Và cứ tiếp tục như thế.

Bạn sẽ không chỉ giúp trẻ hiểu được cách dùng những câu dài, mà còn giúp trẻ hiểu được những câu mới theo cách này. Trẻ sẽ học được ngữ nghĩa sẽ biến đổi ra sao nếu xếp cùng những từ đó nhưng theo trật tự mới. Thể hiện bằng hình ngữ nghĩa của những câu mới này. Hãy minh họa. Hãy cho trẻ thấy.

Để biết liệu trẻ có học được kĩ năng này hay không, bạn phải xem trẻ phản ứng ra sao với những câu mới (những câu mà cháu chưa từng nghe bao giờ). Khi bạn dùng những câu mới toanh, như Bà ngoại không muốn quả bóng, hãy quan sát kĩ càng để xem liệu trẻ có hiểu được câu này hay không. Trẻ vẫn cố đưa cho bà quả bóng hay trẻ thôi không đưa bóng cho bà? Nếu trẻ đặt bóng xuống, thì bạn biết là trẻ bắt đầu hiểu những câu phủ định đó. Nếu trẻ không hiểu được câu mới này, bạn có thể tạo ra một trò chơi đặt câu phủ định.

Khi trẻ đặt câu mới, là ta biết trẻ đang học cách kết hợp từ thay vì ghi nhớ những câu có sẵn.

Trẻ tự kỉ có xu hướng lặp lại nhiều hơn và thỉnh thoảng gần như chỉ toàn lặp lại lời người khác thay vì kết hợp những từ ngữ khác nhau thành những câu của chính mình. Nếu bạn là bố/mẹ của trẻ hay lặp lại như vậy, bạn sẽ lo lắng cho trẻ không biết làm sao trẻ có thể học được cách kết hợp từ lại thành câu.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *