Trò chơi dạy trẻ tư duy linh hoạt.

Không, không, không, đúng rồi! Một trò chơi Có/Không đơn giản là trò để đồ vào “đúng” hoặc không đúng chỗ của nó. Trong trò này, người lớn chơi cùng trẻ sẽ lồng vòng tròn màu vào một cột không cùng màu và nói Không, rồi cuối cùng đặt nó vào cột cùng màu và nói Đúng rồi! Chúng tôi sử dụng trò đơn giản này phát triển lên để dạy trẻ tư duy linh hoạt hơn.

 

Khi tôi đưa vòng tròn màu cho trẻ để tra vào cột màu, thường thì trẻ sẽ không nghĩ đến việc tra vòng đó vào cột khác màu vì trẻ đã biết ghép đồng màu. Đặt vật không đúng chỗ là điều khó chấp nhận với trẻ tự kỉ.  Theo ý kiến của tôi, hầu hết các chương trình học thường không dành đủ thời gian giúp trẻ tự kỉ tư duy linh hoạt hơn – các chương trình đó thường củng cố tư duy thiếu linh hoạt bằng cách thực hiện các hoạt động chỉ có duy nhất một đáp án đúng và người ta muốn trẻ trả lời đúng như vậy.  Hoạt động vui chơi đa dạng có thể giúp cân đối lại phần tư duy thiếu linh hoạt, và giúp trẻ trở thành người tư duy linh hoạt hơn vì không bao giờ chỉ có một cách chơi đùa đúng duy nhất – có rất nhiều lựa chọn tuyệt. Ta có thể bắt đầu từ trò Có/Không đơn giản như thế này: nếu trẻ tra vòng vào cột không đồng màu, bạn có thể hành động thật kịch tính khiến trẻ lại muốn tra vòng vào sai cột — trẻ đã học được cách trêu bạn. Để biết trêu người khác như vậy, trẻ phải có tư duy linh hoạt. Khi trẻ tra vòng vào cột không đồng màu, người lớn sẽ nói Không và làm bộ thật kinh hãi. Để trẻ biết cố tình cho vòng vào sai cột, bạn có thể phải chỉ cho trẻ cột sai để trẻ đặt vào đó rồi lập tức nói Không! bằng giọng điệu giả vờ kinh sợ hài hước nhất có thể. Khi trẻ cho vòng vào đúng cột, hãy làm vẻ mặt nghiêm túc chẳng hóm hỉnh chút nào và nói Đúng. Bạn có thể thấy trong đầu trẻ có sự giằng co khi trẻ cảm thấy rất muốn đặt đúng cột màu nhưng lại cũng muốn thấy bạn có phản ứng kinh hãi hài hước giả vờ. Thật thú vị khi nghe tiếng trẻ cười khúc khích khi trẻ cố tình đặt vòng sai chỗ vì điều đó chứng tỏ trẻ đã tìm ra một lý do để xếp vòng theo một cách khác mọi khi.  Trẻ cũng hiểu ra chơi đùa giao lưu không phải là chơi đồ chơi, mà là giao lưu tương tác.

Không, không phải đây

Trò Chỉ hộp là một trò mà câu nói Không nghĩa là không có gì giấu ở đây hết, hãy tìm nơi khác đi.

Trong trò này, người tìm kiếm sẽ chỉ vào một chỗ và hỏi, Ở đây phải không? trong khi tìm một vật bị giấu đi. Người giấu các món đồ sẽ chỉ ra bằng lời hay không lời rằng liệu có món đồ đó ở chỗ được giấu hay không.

Trong những đoạn clip mô tả trò Chỉ hộp chứa lông vũ và Chỉ hộp chứa khủng long, chúng tôi dùng một loại hũ đựng muối bằng gỗ đặc biệt để chơi trò này. Dĩ nhiên bạn có thể tạo ra một trò chơi dùng tay chỉ từ mấy cái hộp đựng phó-mát hay mấy hộp nhỏ nào đó hoặc úp ngược mấy cái cốc xuống như chúng tôi từng làm trong trò Chỉ cốc. Gắn chặt mấy cái hộp này vào cùng một khay hay một tấm bảng sẽ rất hữu ích để bạn có thể nâng toàn bộ mấy cái hộp lên cao và cho cháu nhìn thấy mặt bạn cùng lúc cháu nhìn thấy mấy cái hộp. Kéo cái hộp gần mặt bạn sẽ giúp trẻ chuyển sự chú ý từ những cái hộp đựng sang gương mặt bạn và do vậy có thể quan sát cho phần  hoặc Không thay vì tìm kiếm ngẫu nhiên ở toàn bộ các hộp đựng này.

Có hoặc Không có thể thể hiện sở thích

Những từ Có và Không thường được dùng để thể hiện sở thích. Thật khó cho trẻ tự kỉ hiệu được bởi vì sở thích là một khái niệm xã hội trừu tượng và thật khó cho trẻ tự kỉ hiểu được rằng những người khác nhau thì có những sở thích khác nhau. Cũng thật khó cho trẻ tự kỉ hiệu được rằng cháu cũng có thể chọn thứ này vào lúc này và thứ khác vào lúc khác theo sở thích.

Trong trò Không, đó không phải những gì con/mẹ muốn và Không, con/mẹ không muốn, con bạn hoặc bạn sẽ nói  hoặc Không để thể hiện sở thích. Không có đúng sai trong những trò này.

Trò chơi Đẩy xe tải và Cùng nhau đeo mũi thú là hai trò dạy trẻ cách nói Không hoặc .

Tôi dạy rõ ràng hai cụm từ Không, con không muốn và Có, con muốn trong nhiều trò để cho trẻ thấy rằng mỗi người quyết định phải làm gì theo sở thích là điều bình thường. Bạn có thể phát hiện thấy con bạn đang tiến đến mọi quyết định cho dù mọi lựa chọn đều là đúng hay sai, và điều này gần như trở thành một trường hợp khó nghĩ vì không có sai đúng rõ ràng trong nhiều trường hợp. Giúp con bạn biết được rằng nhiều thứ chỉ đơn giản là lựa chọn mà thôi có thể là một sự giải phóng dành cho trẻ. Tôi thường thấy phản ứng hân hoan của trẻ khi cháu bắt đầu cười khúc khích lúc nói Không chỉ cháu thích vậy chứ không vì nguyên do nào cả.

Đây là clip trong đó người chị gái sẽ hỏi xin cô em gái mình mấy toa xe lửa và cô em gái sẽ nói Được hoặc Không, tuỳ theo cô bé chọn. Bạn có thể thấy cô em gái cười khúc khích khi trả lời chị mình là Không, bởi vì cô bé chọn cách vậy. Hãy dùng những đoạn clip này như những đoạn phim làm mẫu để cho con bạn biết rằng cháu có thể nói Không và mọi thứ vẫn ổn.

Cho con …. được không?– Hỏi xin phép

Ở đoạn clip ở trên, với cô chị,  đó là một trò mà cô bé đó sẽ hỏi xin món gì đó và thỉnh thoảng cô em nói Được và thỉnh thoảng lại nói Không. Những trò như thế này rất tốt để chơi nhằm giúp trẻ học cách điều chỉnh cảm xúc khi cháu nghe câu trả lời Không, em/con không thể có món đó (hoặc không thể làm điều đó). Trẻ tự kỉ thường chỉ vì câu Không của người lớn hay từ đứa trẻ khác mà trở nên bùng nổ và đầy hằn học bởi vì Không với chúng là vùi dập một niềm khao khát.  Từ đó sẽ khiến chúng ăn vạ.

Tập nói Không để điều chỉnh cảm xúc

Một cô bé bước vào cơ sở can thiệp của chúng tôi và yêu cầu tôi đừng nói “không”. Đừng nói không, cô Tahirih! Cô bé sẽ nói thế.

Một cậu bé bảo tôi với vẻ nghiêm trọng rằng tôi đừng nói Không hoặc Tạm biệtChuyện gì diễn ra nếu con hỏi xin cô một con voi mà cô chẳng có con voi nào? Tôi hỏi cậu bé. Vậy thì, con sẽ mua nó ở cửa hàng, cậu bé đề nghị. Cô có thể phải nói tạm biệt, tôi bảo cậu bé, vì chuyện gì diễn ra nếu mẹ cô bị ốm và cô phải tới bệnh viện? Vậy thì, gặp cô sau, cậu bé đề nghị. Những đứa bé này đã đưa ra lời khuyên tốt (hầu hết là thế và bằng cách nói ngắn gọn). Nếu con bạn cáu giận tột độ bởi vì câu nói Không hay bất kì câu nào khác, hãy dùng một từ khác để chuyển tải cùng ý đó.

Qua thời gian, bằng cách chơi những trò Có/Không này, trẻ tự kỉ học được nhiều ý nghĩa của từ Không. Thường thì các cháu sẽ bớt cáu giận hơn khi nghe từ đó. Từ Không không có nghĩa là một mong đợi thiết tha nào đó bị vùi dập đi. Nếu con bạn có xu hướng hiểu từ Không theo hướng tiêu cực như vậy, thì hãy chơi thật nhiều những trò này.

Đối với những trẻ không nói Có

Việc học nói  hầu như diễn ra sau khi nói Không. Thậm chí cả khi trẻ hiểu từ đó, chúng cũng hiếm khi dùng nó. Nhiều trẻ dường như thấy thật khó hiểu tại sao người ta lại nói . Trẻ thường đồng ý bằng cách lặp lại bất kì điều gì bạn vừa nói. Ví dụ, khi bạn hỏi, Con muốn bánh qui không? trẻ sẽ trả lời xác nhận bằng cách lặp lại Bánh qui! Chơi những trò Có/Không trẻ con có thể học cách dùng từ  – đặc biệt là những trò Có/Không không lời.

Gật đầu và lắc đầu

Nhiều bạn nhỏ của tôi thấy lúng túng lúc gật đầu hay lắc đầu. Tôi không chắc liệu đó có phải là do khó khăn tự chủ vận động cho những cử chỉ này hay đó là một khái niệm quá khó khăn. Xem những đoạn clip làm mẫu những cử chỉ không lời này sẽ giúp trẻ học nhanh hơn. Kết hợp gật và lắc đầu quyết liệt kèm theo Có hoặc Không ban đầu sẽ dạy trẻ cách truyền đạt có/không bằng lời và không lời. Qua một thời gian, hãy ngưng nói những từ đó ra bằng lời mà chỉ dùng những cử chỉ gật lắc đầu không lời.

Những trò có/không bằng cử chỉ có tác dụng rất tuyệt để giúp trẻ nhìn mặt bạn và hiểu được ý bạn. Tôi dạy những trò này từ rất sớm và quay trở lại với những trò không lời để làm trẻ luôn chú ý đến gương mặt của tôi. Những trò này dạy trẻ chú ý nhìn mặt bạn hiệu quả hơn là cứ bảo trẻ Hãy nhìn mẹ này. Trò Đeo mũi thú bên dưới là một đoạn phim làm mẫu kết hợp gật đầu và chỉ tay khi chơi cùng nhau.

Những đoạn clip về những trò chơi Có/Không

Đeo mũi thú

Con có muốn?

Chúng ta có thể đi chưa?

( Theo nguồn vuicungcon.com)

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *