Tự kỷ ám thị là gì, phương pháp điều trị như thế nào

Nói về tự kỷ – tình trạng đang ngày càng tăng cao, chúng ta có rất nhiều vấn đề khác nhau để trao đổi. Tự kỷ ám thị chính là một trong những vấn đề luôn được quan tâm bởi nhiều nhóm đối tượng. Vậy tự kỷ ám thị là gì, có phải bệnh hay không? Nguyên nhân gây ra, dấu hiệu triệu chứng và cách chữa trị như thế nào tốt nhất? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Tự kỷ ám thị là gì

Tự kỷ ám thị có tên tiếng Anh là Autosuggestion (tạm dịch: tự thôi miên, tự tâm niệm). Trong tiếng Việt của chúng ta, tự kỷ ám thị là một từ ghép giữa tự kỷ và ám thị. “Ám thị” là tự mình thôi miên, tự làm mờ mắt mình nhằm một mục đích nào đó của bản thân còn “tự kỷ” là một trạng thái thể hiện ở sự hướng nội thái quá.

Bản chất của tự kỷ ám thị là một rối loạn tâm thần và “tự kỷ ám thị” được dùng như một thuật ngữ đề đề cập đến tất cả những hình thức tự kích thích và khuyến khích bản thân qua năm giác quan của con người. Nó cũng được gọi với những cái tên khác như tự thôi miên, tự tâm niệm đúng như dịch từ tên tiếng Anh.

Tất cả những hình thức tự kích thích, tự khuyến khích, tự khích lệ bản thân của con người đều được gọi là tự kỷ ám thị. Người tự kỷ ám thị luôn tự huyễn, tự thuyết phục bản thân tin vào một điều gì đó bất kể nó là thật hay không có thật. Từ đó sẽ dẫn đến hành động mà họ biểu hiện ra ngoài với những điều họ tự tin tưởng.

Ví dụ dễ hiểu nhất về trường hợp tự kỷ ám thị trong thực tế là 1 người mắc căn bệnh phổ thông nhưng luôn tự cho rằng bản thân đang mắc một bệnh nan y khó chữa, ngày đêm chìm đắm trong những suy nghĩ lo sợ. Hay 1 người luôn mở tưởng mình là siêu anh hùng, có thể làm được mọi việc thật tốt.

Ngoài ra thì tùy thuộc vào mức độ tự kỷ ám thị của mỗi người mà nó sẽ gây sự ảnh hưởng hay hỗ trợ sẽ khác nhau. Một số trường hợp trẻ em mắc hội chứng này cần có sự hỗ trợ trong các sinh hoạt đời sống hàng ngày. Trong khi số khác sẽ cần ít sự giúp đỡ hơn và nhiều trường hợp vẫn có thể sống một cách độc lập.

Tự kỷ ám thị có phải bệnh không

Trong thực tế, tự kỷ ám thị thường được suy nghĩ làm 2 hướng gồm: Tích cực và tiêu cực.

  • Xét về mặt tích cực thì tự kỷ ám thị là một hình thức động viên, kích thích bản thân thông qua tiềm thức của chính mình. Hình thức đó được thực hiện thông qua những câu nói khẳng định, những điều mà bản thân người tự kỷ ám thị muốn tin tưởng lặp đi lặp lại liên tục.
  • Xét về mặt tiêu cực thì tự kỷ ám thị là một dạng rối loạn tâm thần khi người mắc phải lúc nào cũng tưởng tượng ra điều gì đó tồi tệ đang đến với mình. Ví dụ như nghĩ rằng bản thân rất thất bại, thật vô dụng,… Hoặc tưởng tượng mình đang mắc căn bệnh nan y nào đó và tự mình dày vò chính mình.

Tuy nhiên theo chia sẻ từ các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn, các triệu chứng rối loạn tâm thần ở tự kỷ ám thị cả tích cực lẫn tiêu cực về bản chất đều không phải là bệnh lý. Nó không giống với chứng tự kỷ – là một dạng bệnh có thể gây ra rất nhiều các ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển và xúc tiến xã hội của mỗi cá nhân.

Tự kỷ ám thị là bệnh nếu nó suy nghĩ tiêu cực

Bên cạnh đó, tự kỷ ám thị dù xếp trong nhóm các vấn đề rối loạn tâm thần nhưng với một số trường hợp đặc biệt, nó lại đem đến những lợi ích lớn. Bằng chứng là không ít các thiên tài trên thế giới đã thú nhận bản thân mắc phải chứng tự kỷ ám thị và tự khám phá ra những năng lực tiềm ẩn bên trong của mình.

Đặc biệt hơn, nhiều nhà khoa học đã chứng minh được sức mạnh tích cực của tự kỷ ám thị với những người có thể chất thần kinh mạnh và ý chí vững vàng. Nó được sử dụng ở một số quốc gia trên thế giới như một phương pháp khoa học để khuyến khích và tạo động lực cho cuộc sống.

Thậm chí, tự kỷ ám thị còn được sử dụng trong y khoa để hỗ trợ chữa bệnh và tác động đến tâm lý, ý chí cho bệnh nhân. Chính từ những điều này, chúng ta có thể kết luận rằng tự kỷ ám thị thực tế không phải là bệnh mà là một dạng rối loạn tâm thần, gây ra ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tùy trường hợp và có thể chữa được.

Sở dĩ nhiều nơi vẫn gọi bệnh tự kỷ ám thị là vì nó có triệu chứng, có dấu hiệu, có thể chữa trị giống như một chứng bệnh bình thường. Tuy nhiên bản chất thì không hẳn là bệnh lý vì cũng không có đơn thuốc y khoa nào để điều trị hoàn toàn như các bệnh chúng ta thường gặp.

3. Triệu chứng bệnh tự kỷ ám thị

Triệu chứng tự kỷ ám thị thể hiện với những biểu hiện khác nhau. Nó thường là những triệu chứng đi kèm của hội chứng tự kỷ cùng với các suy nghĩ ám thị nên hay bị nhầm vào nhóm tự kỷ. Cụ thể như sau:

  • Sống khép mình, giảm sự chú ý đến sự vật, sự việc, sự kiện,… diễn ra xung quanh mình. Một số trường hợp có thể kèm theo tình trạng mất tập trung, có hạn chế giao tiếp xã hội do không thể tập trung vào nhiều vấn đề trong cùng một lúc.
  • Dành nhiều thời gian để suy nghĩ về một vấn đề nhỏ mà tự bản thân mình cho là quan trọng. Tâm trí gần như lúc nào cũng trằn trọc về vấn đề đó, đôi khi còn cảm thấy bế tắc vì không tìm được ra phương án giải quyết, cho dù bản chất điều họ đang băn khoăn chẳng có nghĩa lý gì.

  • Thường xuyên có những biểu hiện ảo giác hay mơ tưởng về những việc không có thật và tin nó có thật. Ví dụ, người tự kỷ ám thị khi xem phim hoạt hình có thể nghĩ về một chi tiết, một nhân vật hư cấu rất nhỏ trong phim và coi đó là sự thật. Họ dành nhiều thời gian và tâm trí để mơ mộng rằng bản thân có thể trở thành nhân vật đó khiến cho mọi hành vi tiếp theo chịu ảnh hưởng nhiều.
  • Sống khép kín và rất ít khi bộc lộ bản thân, đồng thời nhận biết kém về các trạng thái cảm xúc của chính mình cũng như người khác. Do đó, họ có thể đem lại cho người khác những cảm nhận tương tự như họ đối với mọi người, rất khó hiểu, khó nắm bắt.
  • Dường như bị mất kiểm soát hoàn toàn vào suy nghĩ của bản thân, chỉ tập trung vào một hoặc một vài việc mà tự họ nghĩ là họ cần làm. Trong khi thực tế còn có những việc quan trọng hay cần thiết ngay lúc đó mà họ vẫn cứ bỏ qua, phớt lờ không thực hiện.
  • Rất e dè hay ngại ngùng, thường không quyết đoán trong mọi chuyện, ít đòi hỏi người khác, không quá xét nét mà thay vào đó, họ chỉ đưa ra nhận xét chung chung theo cách khái quát, không có sự rõ ràng rành mạch, không có sự dứt khoát.
  • Người tự kỷ ám thị ngoài ra còn hay mơ mộng, sống xa rời thực tế dù suy nghĩ nhiều. Họ có thể rất giỏi về một lĩnh vực nào đó như hội họa, toán học,… vì bản thân tập trung quá nhiều thời gian để nghĩ về 1 vấn đề cụ thể và tìm mọi cách để thực hiện được vấn đề đó,…

4. Nguyên nhân bệnh tự kỷ ám thị

Dựa trên kết quả của các nghiên cứu, nguyên nhân gây ra tự kỷ ám thị có thể kể đến 2 tác động chính gồm:

Nguyên nhân tâm thần

Trong cuộc sống, một người bình thường khi tự nhủ một điều gì đó thì sẽ tự thuyết phục bản thân tin vào điều đó. Khi tình trạng này sẽ diễn ra một cách mạnh mẽ hơn mức bình thường với tần suất thường xuyên, ở tình trạng mà tự lừa dối mình bằng 1 suy nghĩ sai lầm rồi chấp nhận sai lầm ấy như một sự thật hiển nhiên thì sẽ dẫn đến chứng tự kỷ ám thị.

Những suy nghĩ như vậy là do bản thân người tự kỷ ám thị cố tình gieo rắc vào tâm trí của mình, cùng với đó là sự nuôi dưỡng và khích lệ thường xuyên. Để rồi theo thời gian, nó dần dần hòa trộn với những cảm xúc của chính họ và hình thành động lực để định hướng và kiểm soát mọi động thái, hành vi làm việc và sinh hoạt thường ngày.

Nguyên nhân thực thể

Một số nghiên cứu của chuyên gia đã phát hiện rằng, khi não bộ có một số vùng bị tổn thương thì những suy nghĩ sai lầm và lệch lạc sẽ tác động, làm nó phát triển thành một khối ức chế bền vững. Những tế bào thần kinh theo đó bị gián đoạn quá lâu, trở thành tiền đề khiến cho suy nghĩ sai lầm hay sự tự huyễn hoặc bản thân ngày càng được củng cố chặt chẽ hơn.

Dần dần, những suy nghĩ đó sẽ phát triển thành một sự thật hiển nhiên trong tâm trí, suy nghĩ của người mắc phải. Và cũng như nguyên nhân tâm thần được giải thích bên trên, tự kỷ ám thị theo tình trạng này mà xuất hiện, dẫn đến một loạt hành vi về cách làm việc, giao tiếp cũng như sinh sống thường nhật của người tự kỷ ám thị.

Ngoài 2 nguyên nhân chính này, tự kỷ ám thị có thể xuất hiện vì một số vấn đề như:

  • Bản thân thuộc tuýp nhạy cảm, sống khép mình, không có sự tương tác và giao tiếp bình thường với mọi người, không có sự trao đổi các tư tưởng, quan điểm nên khó nhận ra suy nghĩ tự huyễn của bản thân rồi đắm chìm vào đó theo thời gian dài dẫn đến tự kỷ ám thị.
  • Khiếm khuyết não bộ hay dẫn chất thần kinh trong não có cấu trúc bất thường làm gián đoạn hoạt động của một số tế bào thần kinh, tạo điều kiện cho suy nghĩ sai lệch duy trì, kéo dài rồi đưa đến triệu chứng của tự kỷ ám thị, tự thôi miên, huyễn hoặc bản thân.
  • Một số trẻ nhỏ gặp tình trạng não có dấu hiệu phát triển gần như người trưởng thành. Điều này có thể liên quan đến sự phát dục khiến hàm lượng testosterone tăng cao làm cho thùy trán bị ảnh hưởng nhiều và phát triển sớm, có thể khiến trẻ khiếm khuyết khả năng giao tiếp xã hội rồi dẫn đến tự kỷ ám thị.

5. Cách chữa bệnh tự kỷ ám thị

Tự kỷ ám thị có thể rơi vào bất kỳ ai trong tất cả chúng ta dù theo xu hướng tích cực hay tiêu cực. Tích cực thì nó sẽ như một giải pháp tốt khi bản thân có đòi hỏi gì đó trong cuộc sống, có thể giúp tinh thần thêm ý nghĩa và thú vị hơn, có thể làm giảm tình trạng ức chế cảm xúc và giảm nguy cơ đột quỵ.

Tự kỷ ám thị đồng thời chính là cầu nối giữa ý thức để tạo ra tư duy và tiềm thức từ đó tạo ra hành động. Nó có thể khiến con người vươn lên những tầm cao của sự thành công ngoài sức tưởng tượng nhưng cũng có thể khiến con người mắc chứng hoang tưởng, sống trong sự tự huyễn hoặc, xa rời thực tế.

Để chữa tự kỷ ám thị tiêu cực, bạn cần phải ám thị lại cho bé hoặc cho người bệnh những thông tin tích cực hơn
Để chữa tự kỷ ám thị tiêu cực, bạn cần phải ám thị lại cho bé hoặc cho người bệnh những thông tin tích cực hơn

Trên thực tế, không có bất kỳ loại thuốc nào có thể chữa tự kỷ ám thị và cũng không có cách nào để nó biến mất hoàn toàn. Thay vào đó, chuyên gia khuyên người bị tự kỷ ám thị nên áp dụng nó như một phương pháp khoa học, tạo động lực cho cuộc sống. Hiểu đơn giản là lấy phần tích cực phù hợp của nó với một số cách như:

Diễn tập về tinh thần

Hầu hết mọi việc chúng ta phải trải qua với dự định báo trước trong cuộc sống đều có sự tưởng tượng vào thời điểm nó chưa diễn ra. Trong quá trình tưởng tượng như vậy, não bộ không thể phân biệt rạch ròi giữa thực và ảo nên một phần sự tưởng tượng sẽ tác động đến nhận thức và hành vi thực hiện.

Diễn tập tinh thần chính là cách chúng ta tự tưởng tượng ra những sự việc có thể xảy ra và chuẩn bị những phương án ứng phó để củng cố niềm tin bản thân sẽ vượt qua với kết quả tốt nhất. Lấy ví dụ như việc tự tưởng tượng rằng mình sẽ trả lời phỏng vấn một cách đầy tự tin và lưu loát vì bản thân đủ sức vào công ty đó.

Chăm tương tác và dạy cho bé những điều tích cực trong cuộc sống

Ngừng nghi ngờ bản thân

Không phải ai cũng có đủ tự tin 100% mình xuất sắc để làm tốt nhất một việc. Con người thường có xu hướng tự so sánh mình với những người tốt hơn với lý do lấy làm động lực học tập. Tuy nhiên sau đó lại mang về cảm giác tự ti và suy nghĩ tiêu cực nhiều hơn dẫn đến tự kỷ ám thị tiêu cực.

Để phòng tránh tối đa tình trạng này, chúng ta nên nhớ rằng bản thân có hơn 90% não bộ chưa bao giờ sử dụng đến. Muốn chữa tự kỷ ám thị tiêu cực thì cần phải tự đánh giá trung thực về bản thân mình, thường xuyên ghi lại những dấu hiệu thừa nhận hay phủ nhận niềm tin tự mình nghĩ đến, giảm tải áp lực tiêu cực.

Tự soạn bản tuyên ngôn

Người bị tự kỷ ám thị có thể ngồi lại suy nghĩ, viết ra một “Bản Tuyên Ngôn Cho Bản Thân” với những điều mà bản thân thật sự muốn làm để trở thành một người mà bản thân “muốn là” chứ không phải là người theo áp đặt “phải là”. Hãy xem xét bản tuyên ngôn đó thật cẩn thận, bổ sung và chỉnh sửa để bạn có thể đọc lại hàng năm.

Việc thay đổi niềm tin và nhận thức trong thực tế không hề dễ dàng nhưng cũng không phải bẩm sinh và bất biến. Chúng ta hoàn toàn có thể loại bỏ những suy nghĩ về thiếu sót của bản thân rồi tạo ra những điều tích cực trong tâm trí bằng những hành động và giải pháp phù hợp để thay đổi cách suy nghĩ.

Điều này được giải thích bằng việc khi thay đổi tư duy, thay đổi hành vi sẽ dẫn đến sự thay đổi trong cách làm việc và sinh sống. Nếu chọn phương pháp sử dụng ý thức để khắc sâu vào não bộ những suy nghĩ lạc quan, cuộc sống chắc chắn sẽ thay đổi theo hướng tích cực thay cho nhiều hệ lụy tiêu cực.

6. Những lưu ý về tự kỷ ám thị

Bên cạnh những thông tin như trên, các chuyên gia còn đưa ra một số lưu ý về tự kỷ ám thị như:

  • Tự kỷ ám thị tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất kỳ loại thuốc điều trị nào nên người mắc phải không nên tin vào các quảng cáo về sản phẩm không rõ nguồn gốc.
  • Tự kỷ ám thị có thể xảy ra ở cả nam lẫn nữ, xuất hiện ở nhiều giai đoạn khác nhau trong cuộc đời mỗi người. Trẻ em, người lớn đều có thể phát hiện ra các triệu chứng của tự kỷ ám thị.
  • Nên có sự tư vấn và kiểm tra từ các bác sĩ chuyên khoa hay các chuyên gia trong ngành để có thể xác định chính xác mức độ của tự kỷ ám thị đồng thời chọn cách điều trị tốt nhất.
  • Tự kỷ ám thị tích cực đem đến sự hỗ trợ tốt đẹp cho cuộc sống nhưng cần biết cách áp dụng sao cho phù hợp.

Như vậy, bài viết đã cung cấp chi tiết các thông tin về tự kỷ ám thị như nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý. Hy vọng bài viết sẽ thực sự hữu ích, giúp các bạn hiểu rõ hơn về tình trạng phổ biến này. Trường hợp vẫn còn vấn đề nào khác muốn được giải đáp, bạn hãy liên hệ trực tiếp để đội ngũ tư vấn viên của cộng đồng Trẻ tự kỷ để được hỗ trợ cụ thể hơn nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *