Tự kỷ có lẽ là khái niệm đã quá quen thuộc với chúng ta rồi đúng không nào? Thế nhưng tự kỷ hướng ngoại thì không, thậm chí nhiều người còn chưa nghe qua đến từ này bao giờ. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ rõ hơn về tự kỷ hướng ngoại: Khái niệm, dấu hiệu, nguyên nhân cùng cách xử lý. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
1. Tự kỷ hướng ngoại là gì?
Tự kỷ được thể hiện ra bên ngoài bằng những khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ và hành vi. Đặc biệt là những hành động sở thích mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại nhiều lần.
Hiện nay, tự kỷ được chia thành 2 nhóm chính, đó là tự kỷ hướng nội và tự kỷ hướng ngoại. 2 Tự kỷ hướng ngoại là mặt đối lập của hướng nội và rất khó phát hiện ra nếu không được trang bị kiến thức đầy đủ.
Những người tự kỷ hướng ngoại nếu chỉ tiếp xúc xã giao sẽ thấy họ rất bình thường, vẫn hòa đồng, và có những quan hệ xã hội rất rộng. Trước mặt bố mẹ hay bạn bè, đồng nghiệp, họ luôn mỉm cười và đem đến cho mọi người nguồn năng lượng tích cực.
Tuy nhiên, đó chỉ là một trong những mặt sáng của vấn đề, chỉ khi ở một mình trong không gian “an toàn”, họ mới gỡ bỏ chiếc mặt nạ để sống là chính mình. Hiện nay theo nhiều ghi nhận, số người mắc tự kỷ hướng ngoại đang tăng lên chóng mặt, đặc biệt là trong tình hình công nghệ số phát triển như vũ bão.
2. Tự kỷ hướng ngoại có phải bệnh không?
Tự kỷ hướng ngoại có phải bệnh không là thắc mắc chung của nhiều người hiện nay. Cần hiểu chính xác rằng, bất kỳ loại tự kỷ nào cũng không phải bệnh truyền nhiễm, không có khả năng lây lan từ người này sang người khác, không phát sinh do thói quen ăn uống không đúng.
Tự kỷ hướng ngoại là một rối loạn bẩm sinh, xuất hiện trong những năm đầu đời của trẻ. Vì vậy, quan điểm không chữa được là hoàn toàn sai lầm. Hiện nay, y học phát triển nên đã có những phương pháp điều trị khác nhau có thể trợ giúp bệnh nhân giúp trẻ cải thiện kỹ năng sống.
Nhiều người mắc tự kỷ hướng ngoại có thể đối phó tốt với các đặc tính, đặc điểm của hội chứng này và có thể bộc lộ một cách bình thường. Một số có thể kiếm được việc làm thường xuyên, tìm hiểu và duy trì các mối quan hệ, chịu trách nhiệm cá nhân.
3. Triệu chứng bệnh tự kỷ hướng ngoại
Tự kỷ hướng ngoại có nhiều đặc điểm đa dạng từ mức nhẹ đến nặng. Ở trường hợp tự kỷ hướng nội thì họ sẽ có những biểu hiện rất rõ ràng. Ví dụ như gặp khó khăn trong giao tiếp với người khác, không cười nói hay rất ít nhìn thẳng vào mắt người đối diện, hầu như không có tương tác với mọi người xung quanh.
Nếu tự kỷ hướng nội sẽ thường nói những câu hoặc từ không có nghĩa, hay gầm gừ, có sự lặp lại không ngừng một từ hay một câu trọn vẹn nhưng vô nghĩa thì người mắc tự kỷ hướng ngoại hoàn toàn ngược lại. Họ không hề khó khăn trong quá trình giao tiếp, không gặp khúc mắc trong ngôn ngữ, họ có thể làm việc nhóm với mọi người xung quanh.
Thế nhưng nếu tinh ý một chút, bạn sẽ nhận biết được một số dấu hiệu điển hình như sau:
Luôn có những hành vi lặp đi lặp lại mang tính hệ thống
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của người mắc tự kỷ hướng ngoại chính là có những hành vi lập khuôn, lặp đi lặp lại. Ví dụ như lắc lư người ra phía trước và phía sau, giữ khư khư một đồ vật, bật tắt công tắc liên tục, đập đầu hay chuyển đồ chơi từ tay này sang tay khác liên tục trong khi trò chuyện,…
Những hành động này thường có tính nghi thức, được thự hiện giống hệt nhau mỗi ngày ở cùng một thời điểm. Ví dụ như chỉ ăn cùng một thực đơn, uống nước đúng giờ hay đơn giản là thường xuyên mặc một kiểu áo.
Vâng lời, ngoan ngoãn và hiểu chuyện quá mức
Theo các chuyên gia, những người tự kỷ hướng ngoại là những “đứa trẻ” rất vâng lời và hiểu chuyện. Chúng có khả năng giao tiếp, nói chuyện với bố mẹ nhưng rất ít khi bộc lộ khát vọng, nhu cầu của bản thân như những đứa trẻ khác.
Khi bố mẹ quyết định mọi việc cho con từ việc ăn uống, vui chơi và học tập thì những đứa trẻ tự kỷ hướng ngoại sẽ rất ngoan ngoãn vâng lời. Thậm chí trong tiềm thức của chúng rất ít những ý nghĩ phản kháng hay thay đổi.
Nếu gặp khó khăn trong học tập, bị bạn bè bắt nạt thì những đứa trẻ bình thường sẽ về mách ngay với bố mẹ, ông bà. Thế nhưng đối với trẻ tự kỷ hướng ngoại thì khác vì sẽ giữ riêng những đau khổ này cho bản thân mình.
Chỉ khi được mọi người quan tâm, hỏi han thì chúng sẽ nói những vấn đề cần thiết và tuyệt nhiên không hề chủ động kể ra những khó khăn mà bản thân đang gặp phải hay khúc mắc, vấn đề không biết xử lý như thế nào.
Ví dụ, bản thân thích học hát nhưng cha mẹ lại ép học vẽ, bé cũng sẽ vâng lời chấp nhận nhưng chúng lúc đó sẽ như người máy không cảm xúc và việc này sẽ đẩy khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày càng xa nhau hơn Điều này xét về lâu dài sẽ khiến bé “đánh mất” đi nhu cầu chia sẻ cơ bản thường thấy.
Vẫn có khả năng giao tiếp bình thường
Một đặc điểm quan trọng giúp nhận biết người tự kỷ hướng ngoại chính là có khả năng giao tiếp bình thường. Thậm chí, họ còn có thể lắng nghe và an ủi người khác về những chuyện buồn hàng giờ đồng hồ.
Thế nhưng họ sẽ không hề nhắc đến, mở lòng để kể lể với người khác về câu chuyện của chính mình. Họ thường có xu hướng giấu đi tâm sự, nỗi lòng của bản thân giống như một người đang cố gắng tạo ra chiếc hộp kín cho tâm trí mình.
Tâm hồn cực kỳ nhạy cảm, dễ bị tổn thương
Đôi khi trong quá trình học tập, làm việc sẽ có những mâu thuẫn với bạn bè và đồng nghiệp khiến người tự kỷ hướng ngoại suy nghĩ và buồn phiền trong một thời gian dài. Nhìn chung, họ là những người nhạy cảm hơn người bình thường.
Họ có thể vì một chuyện không vừa lòng mà suy nghĩ liên tục theo chiều hướng tiêu cực. Để nguôi ngoai hoàn toàn, họ phải mất một khoảng thời gian rất lâu và điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm sinh lý.
Bị ám ảnh bởi những vật và hành vi cá biệt
Những nghiên cứu thực tế cũng chỉ ra rằng, những người tự kỷ hướng ngoại vẫn bị ám ảnh với những vật cá biệt hay những hành vi đặc biệt. Nhìn chung, họ có thể tập trung vào chúng mà không quan tâm đến những việc khác xung quanh.
Ví dụ như đang đi cùng bạn bè tham quan viện bảo tàng, nếu phát hiện có một bức tranh rất đặc sắc ở đây, những người tự kỷ hướng ngoại có thể đứng tập trung nhìn bức tranh ấy trong hàng giờ đồng hồ liên tục, đến mức bị nhóm bỏ rơi ở lại họ vẫn không hề phát hiện ra.
4. Nguyên nhân bệnh tự kỷ hướng ngoại
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây tự kỷ hướng ngoại, cụ thể như sau:
- Thiếu sự quan tâm, chăm sóc của gia đình: Đây là nguyên nhân chính gây nên chứng tự kỷ hướng ngoại. Có những đứa trẻ khi sinh ra phát triển bình thường, thế nhưng do cha mẹ bận rộn về công việc nên không có thời gian chăm sóc, lắng nghe con cái. Những đứa trẻ này dần lớn lên trong môi trường như vậy sẽ dần che giấu đi cảm xúc và suy nghĩ của chính bản thân mình.
- Môi trường làm việc: Đây là nguyên nhân phổ biến thứ 2 gây nên chứng tự kỷ hướng ngoại. Môi trường làm việc căng thẳng, áp lực công việc hay những mối quan hệ xã giao vì lợi ích (không chứa đựng tình cảm) sẽ dần dần dần đẩy con người ta đến với tự kỷ hướng ngoại.
- Yếu tố di truyền học: Theo các chuyên gia, là nguyên nhân quan trọng nhất cho rối loạn phổ biến của tự kỷ, thậm chí còn chiếm đến 90% khả năng gây bệnh tự kỷ phát triển ở trẻ em. Tuy nhiên ở chứng tự kỷ hướng ngoại thì con số này không nhiều và chủ yếu là do tâm lý người mẹ khi mang thai cảm thấy căng thẳng hay stress.
- Các bệnh lý về sức khỏe: Một trong những nguyên nhân khiến cho thai nhi mắc phải bệnh tự kỷ hướng ngoại đó là trong quá trình người mẹ mang thai đã mắc phải các bệnh về hệ tiêu hóa, hệ hô hấp hay bệnh đái tháo đường. Đồng thời, việc sử dụng các loại thuốc được cảnh báo không dùng cho phụ nữ có thai cũng dẫn đến thai nhi có nguy cơ mắc phải bệnh tự kỷ rất cao.
- Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu: Một nghiên cứu của Khoa sức khỏe cộng đồng California năm 2007 đã chỉ ra rằng, phụ nữ trong 8 tuần đầu của kỳ thai sống gần nơi có phun thuốc trừ sâu thì tỉ lệ những đứa trẻ được sinh ra mắc chứng tự kỷ (nhiều dạng) cao hơn những đứa trẻ bình thường khác.
Ngoài ra cũng có một số nguyên nhân khác nhưng không chiếm tỉ lệ cao như:
- Giới tính:Theo nhiều nghiên cứu, trẻ nam có nguy cơ phát triển rối loạn tự kỷ cao gấp 4 – 5 lần so với trẻ nữ.
- Tiền sử gia đình:Những gia đình có một trẻ mắc tự kỷ hướng ngoại sẽ tăng nguy cơ có một đứa con khác cũng mắc rối loạn này. Và có khá nhiều trường hợp cha mẹ/người thân của trẻ mắc tự kỷ cũng có những vấn đề nhẹ về kỹ năng xã hội hoặc giao tiếp, hoặc chỉ đơn giản là có đôi chút hành vi thuộc tự kỷ.
- Các rối loạn khác:Trẻ mắc một số tình trạng bệnh lý nhất định cũng có nguy cơ mắc rối loạn tự kỷ hướng ngoại cao hơn bình thường. Những tình trạng này gồm hội chứng nhiễm sắc thể X dễ gãy, rối loạn di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, hội chứng Tourette hay động kinh,…
5. Cách chữa bệnh tự kỷ hướng ngoại
Cần hiểu chính xác rằng, không có bất cứ cách điều trị nào giúp chữa khỏi hoàn toàn rối loạn tự kỷ hướng ngoại. Cũng không có một phương pháp cụ thể nào có thể áp dụng với tất cả các trường hợp mắc chứng rối loạn này.
Với đối tượng là trẻ nhỏ, mục tiêu điều trị là để các bé đạt được khả năng thực hiện những hoạt động chức năng cao nhất bằng cách giảm các triệu chứng và tạo điều kiện hỗ trợ sự phát triển, học tập như bình thường.
Một số cách trị liệu phổ biến nhất bao gồm:
Trị liệu hành vi và giao tiếp
Nhiều chương trình trị liệu đã được nghiên cứu, thực nghiệm lâm sàng nhằm vào phạm vi của những khó khăn về xã hội, ngôn ngữ và hành vi có liên quan đến rối loạn tự kỷ hướng ngoại.
Ngoài ra cũng có một số chương trình lại tập trung vào việc giảm các vấn đề về hành vi và dạy kỹ năng mới. Những lộ trình trị liệu khác tập trung vào việc dạy cách cư xử trong những tình huống xã hội hoặc làm thế nào để giao tiếp tốt hơn với mọi người xung quanh.
Trị liệu giáo dục
Trẻ em mắc chứng tự kỷ hướng ngoại thường đáp ứng tốt với các chương trình giáo dục có cấu trúc cao. Những chương trình thành công phải đảm bảo có một đội ngũ nhiều chuyên gia cùng với các hoạt động đa dạng nhằm giúp cải thiện kỹ năng xã hội, giao tiếp và hành vi.
Các nghiên cứu thực tế cũng chứng minh được rằng, trẻ thuộc lứa tuổi mẫu giáo nếu nhận được sự can thiệp tích cực về hành vi đối với từng cá nhân sex có tiến triển tốt theo thời gian.

Liệu pháp gia đình
Cha mẹ và các thành viên trong gia đình người người mắc tự kỷ hưởng ngoại thể học cách lắng nghe và tương tác nhằm giúp thúc đẩy các kỹ năng tương tác xã hội của họ, giúp họ học cách kiểm soát những hành vi có vấn đề. Đây cũng là khoảng thời gian tuyệt vời để ba mẹ có thể dạy cho trẻ những kỹ năng sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày.
Ngoài ra, người mắc tự kỷ hướng ngoại cũng sẽ có một cơ thể tốt hơn, một sức khỏe đảm bảo nếu có một chế độ dinh dưỡng khoa học, cấp đầy đủ các vitamin cần thiết. Lý do là bởi nếu có một sức khỏe tốt sẽ giúp họ giảm được các chấn động ở hệ thống thần kinh, từ đó cảm thấy thư thái và dễ chịu hơn.
Sử dụng thuốc
Hiện nay vẫn không có bất kỳ một thuốc nào có thể cải thiện các dấu hiệu chính của rối loạn tự kỷ hướng ngoại, thế nhưng một số thuốc được phép kê đơn có thể giúp kiểm soát các triệu chứng.
Ví dụ như sử dụng thuốc an thần, thuốc hỗ trợ tập trung hay thuốc chống trầm cảm có thể điều trị các vấn đề nghiêm trọng thuộc về hành vi. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ cũng như hiểu rõ về sức khỏe của người mắc.
6. Những lưu ý về tự kỷ hướng ngoại
Vậy là qua những thông tin trên bạn đã hiểu rõ về tự kỷ hướng ngoại rồi đúng không nào? Dưới đây là một số lưu ý quan trọng không nên bỏ qua:
Tự kỷ hướng ngoại có thể chẩn đoán từ rất sớm
Lưu ý đầu tiên cần ghi nhớ đó chính là chứng tự kỷ hướng ngoại có thể chẩn đoán từ rất sớm. Thông thường, trẻ từ 18 tháng tuổi đã có thể được chẩn đoán là có mắc chứng tự kỷ hay không. Thế nhưng nếu muốn chẩn đoán chính xác hơn thì nên thực hiện thăm khám vào 24 tháng tuổi trở lên.
Tiến sĩ Alycia Halladay – giám đốc nghiên cứu khoa học của Quỹ khoa học tự kỷ tại New York (Mỹ) đã nhận định rằng: “Trước giai đoạn này, các bé tự kỷ có biểu hiện hạn chế tương tác xã hội, nhưng do bé còn nhỏ nên người ta không dễ nhận ra, thậm chí điều này còn gây ra những sai lầm không đáng có.”
Để chẩn tự kỷ hướng ngoại, các bác sĩ không tiến hành xét nghiệm máu và y khoa, mà chỉ đánh giá hành vi thông qua quá trình sàng lọc phát triển trước khi chẩn đoán toàn diện. Quá trình này bao gồm các bước kiểm tra thính giác, thị lực, thần kinh và phản xạ xã hội.
Có nhiều dạng triệu chứng khác nhau
Triệu chứng của tự kỷ hướng ngoại có thể khác nhau, tùy thuộc vào từng cá nhân. Song, các triệu chứng đó nhìn chung có khuynh hướng liên quan đến kỹ năng tương tác và hành vi xã hội, ví dụ như có biểu hiện mang tính máy móc, không muốn mở lòng và chia sẻ vấn đề của bản thân với mọi người,…
Người mắc tự kỷ ám thị thường lặp lại một số hành vi nhất định (ví như vỗ tay, đập đầu,… ) rất nhiều lần, hoặc có thể đặc biệt bị ám ảnh bởi một loại đồ chơi nào đó. Ngoài ra, thiếu kỹ năng giao tiếp cũng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất ở những người tự kỷ hướng ngoại.
Cuối cùng, tự kỷ hướng ngoại rất khó phát hiện và nhận định chính xác. Đây cũng không phải là bệnh để muốn chữa là chữa được mà cần sự quan tâm, chăm sóc và thấu hiểu của mọi người xung quanh.
Vậy là bài viết trên đã giải thích rõ hơn về tự kỷ hướng ngoại: Khái niệm, dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý. Hy vọng qua những thông tin hữu ích trên, bạn đã hiểu rõ hơn về chứng rối loạn này. Nếu bé nhà bạn đang mắc phải những biểu hiện trên thì cần quan tâm và lắng nghe con nhiều hơn, phòng ngừa các trường hợp tệ nhất xảy ra.