Tự kỷ ở người lớn được hiểu là chứng rối loạn phức tạp về hệ thần kinh, làm ảnh hưởng tới hoạt động não bộ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nguyên nhân bệnh tự kỷ ở người lớn và dấu hiệu tự kỷ ở người lớn để kịp thời ứng phó hiệu quả. Vậy thì hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để có những kiến thức chính xác về tự kỷ ở người trưởng thành nhé!
Tự kỷ ở người trưởng thành là gì
Bệnh tự kỷ ở người trưởng thành hay được gọi với cái tên khác là rối loạn phổ tự kỷ xuất hiện ở người lớn. Hiểu đơn giản đây là chứng rối loạn phức tạp về hệ thần kinh, làm ảnh hưởng tới hoạt động não bộ.
Theo các nhà khoa học, tự kỷ được đặc trưng chủ yếu bởi các rối loạn hành vi, khả năng giao tiếp, sở thích cũng như năng lực kiểm soát hành động và suy nghĩ của bản thân mình.
Không thể xuất hiện hai người bị rối loạn phổ tự kỷ có cùng một các triệu chứng giống nhau. Tự kỷ ở người trưởng thành còn được gọi là phổ tự kỷ vì sự đa dạng của các dấu hiệu, triệu chứng và khác biệt về mức độ nghiêm trọng.
Đây là lý do giải thích tại sao tự kỷ ở người trưởng thành còn “lạ” và rất khó xác định. Không giống trẻ tự kỷ, người lớn khi đã đi học, đi làm và có những mối quan hệ xã hội nhất định, tâm trí cũng trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Vì vậy, việc tìm hiểu chính xác chứng tự kỷ ở người trưởng thành là điều rất quan trọng.
Nguyên nhân gây nên bệnh tự kỷ ở người lớn
Nguyên nhân gây nên bệnh tự kỷ ở người lớn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Với sự phức tạp của tự kỷ và thực tế là các triệu chứng cũng như mức độ nghiêm trọng khác nhau, có rất nhiều có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng này, bao gồm cả di truyền và môi trường. Cụ thể như sau:
Yếu tố di truyền
Di truyền được xem là yếu tố cơ bản nhất gây nên những chứng tự kỷ ở nhiều loại khác nhau. Một số gen dường như có liên quan đến rối loạn phổ tự kỷ, ví dụ như hội chứng Rett hoặc hội chứng Fragile X.
Đối với trường hợp khác, những đột biến gen có thể làm tăng nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ thì các gen khác có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não hoặc cách các tế bào não giao tiếp, ngoài ra, chúng cũng có thể xác định mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
Yếu tố môi trường
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các yếu tố như nhiễm virus, thuốc hoặc biến chứng khi mang thai, hoặc các chất ô nhiễm không khí có vai trò đặc biệt trong việc kích hoạt rối loạn phổ tự kỷ ở người trưởng thành.
Đối tượng nguy cơ dễ mắc tự kỷ ở người lớn
Tự kỷ ảnh hưởng đến cơ thể con người thuộc mọi chủng tộc và quốc tịch, nhưng một số yếu tố nhất định làm tăng nguy cơ bao gồm:
- Giới tính: Nam giới thường có nguy cơ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ cao gấp 4 lần so với nữ giới.
- Tiền sử gia đình: Các gia đình có người mắc chứng tự kỷ sẽ có nguy cơ sinh thêm một đứa trẻ mắc chứng rối loạn này.
- Trẻ sinh non: Trẻ sinh ra trước 26 tuần tuổi thai cũng có nguy cơ mắc tự kỷ cao hơn với trẻ sinh ra đủ tháng.
- Tuổi của cha mẹ: Có mối liên hệ giữa trẻ em sinh ra từ cha mẹ lớn tuổi và tự kỷ, thế nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu và các con số thuyết phục hơn để tìm hiểu rõ hơn về mối quan hệ này.
- Các rối loạn khác: Người mắc một số bệnh trạng có nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ hoặc các triệu chứng giống tự kỷ như hội chứng Fragile X, bệnh xơ cứng củ (tuberous sclerosis), một rối loạn di truyền gây ra các vấn đề về trí tuệ hay có các khối u lành tính phát triển trong não.
Triệu chứng của bệnh tự kỷ ở người lớn
Triệu chứng của bệnh tự kỷ ở người lớn như thế nào dễ nhận biết nhất cũng là điều mà khá nhiều người quan tâm, được đưa ra thảo luận thường xuyên. Không có câu trả lời chính xác cho vấn đề này.
Lý do là bởi tùy vào bản thân người bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng của tự kỷ dẫn tới các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài là không giống nhau. Tuy nhiên, tất cả người trưởng thành mắc tự kỷ đều có chung một số dấu hiệu chính như sau:
- Người trưởng thành mắc tự kỷ thường gặp các vấn đề trong khi phát triển các kỹ năng giao tiếp xã hội, cụ thể là về nét mặt thiếu sự biểu cảm, tư thế cơ thể không được tự nhiên.
- Họ không thể thiết lập tình bạn và hòa đồng bình thường với những người cùng trang lứa.
- Tự kỷ ở người trưởng thành khiến gặp phải khó khăn trong việc quan tâm, hay chia sẻ, hưởng thụ các lợi ích, thành tựu mà mình đạt được với những người khác.
- Thiếu sự đồng cảm với bất kỳ ai, gặp khó khăn trong việc thấu hiểu và chia sẻ cảm xúc của người khác, ví dụ như đau lòng hoặc buồn rầu.
- Người trưởng thành mắc chứng tự kỷ có thể tiếp thu chậm, học tập kém hoặc ít nói chuyện. Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, có tới khoảng 40% người bị chứng tự kỷ sẽ không bao giờ nói chuyện.
- Khó để chủ động bắt đầu một cuộc trò chuyện, gặp khó khăn để tiếp tục duy trì một cuộc trò chuyện và kiểm soát nó.
- Họ hay rập khuôn máy móc và thường xuyên lặp đi lặp lại việc sử dụng ngôn ngữ.
- Những người trưởng thành bị tự kỷ thường sẽ có biểu hiện lặp lại nhiều lần một từ hay là cụm từ mà họ đã nghe nói trước đây.
- Gặp khó khăn để có thể hiểu được hết được ý nghĩa của các câu nói ẩn ý mà mọi người nói (châm biếm, hài hước hay đe dọa,…).
- Họ chỉ đặt sự tập trung vào một bộ phận cụ thể nào đó của các món đồ quen thuộc, ví dụ như bánh xe trên một chiếc xe, thay vì tập trung toàn bộ vào chiếc xe đó,…
- Họ tỏ ra quan tâm và lo lắng quá mức về một chủ đề nhất định nào đó và để bản thân bị cuốn hút vào không lối thoát, ví dụ như bởi trò chơi điện tử, hay kinh doanh thẻ,…
Triệu chứng tự kỷ ở người lớn tại nơi làm việc
Những biểu hiện của người mắc chứng tự kỷ có thể xảy ra tại nơi làm việc:
- Khi đang nói chuyện với sếp, họ sẽ thích nhìn vào tường, giày của đối phương hoặc bất cứ nơi nào nhưng lại tránh nhìn thẳng vào mắt.
- Đồng nghiệp nhận xét rằng người mắc chứng tự kỷ thường nói như một robot.
- Mỗi vật dụng trên bàn sẽ có một vị trí đặc biệt và họ sẽ không thích người khác sắp xếp lại vị trí của nó
- Người trưởng thành mắc chứng tự kỷ thực sự giỏi toán, hoặc mã hóa phần mềm, nhưng lại cảm thấy khó khăn trong các lĩnh vực khác.
- Nói chuyện với đồng nghiệp tương tự như cách nói chuyện với gia đình và bạn bè, không hề có sự thay đổi.
- Khi nói chuyện với sếp, họ sẽ gặp khó khăn về biểu đạt cảm nghĩ của mình hoặc không nhận ra được sếp đang tức giận hay vui vẻ.
Triệu chứng tự kỷ ở người trưởng thành khi ở nhà
Những biểu hiện của người mắc chứng tự kỷ ở nhà:
- Họ luôn muốn có một người bạn tốt nhất, thế nhưng không tìm thấy người bạn nào vì bạn không thích tiếp xúc với người khác
- Họ thường phát minh ra từ ngữ và cách diễn đạt của riêng bản thân để mô tả sự vật.
- Ngay cả khi đang ở một nơi yên tĩnh như thư viện, họ vẫn có thể phát ra những tiếng động như hắng giọng nhiều lần.
- Họ rất dễ va vào mọi thứ và vấp ngã nhưng lại không cảm thấy đau đớn hay mệt mỏi.
Phát hiện mới về triệu chứng tự kỷ ở người lớn
Có một số người mắc tự kỷ chưa được phát hiện từ nhỏ, mặc dù hiểu chính xác bệnh tự kỷ là một rối loạn chức năng não đã có từ trước lúc bệnh nhân 3 tuổi. Đây là thực trạng chung khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là về lĩnh vực tâm lý vẫn chưa được coi trọng ở Việt Nam.
Các dấu hiệu cụ thể của bệnh tự kỷ ở người lớn rất đa dạng: Từ rất nhẹ, đến vừa, hay thậm chí là rất nặng nên. Vì vậy, đa phần các dạng nhẹ thường biểu hiện với việc người trưởng thành gặp khó khăn trong việc tiếp thu các kiến thức, thường bị bạn bè bắt nạt.
Đặc biệt, họ khó có thể thích nghi với những thay đổi gặp phải trong gia đình và ngoài xã hội. Đây là tâm lý bài xích và bảo vệ bản thân rất bình thường, cần được nhận định đúng.
Hiện nay theo thống kê, có khoảng 20% các trường hợp tự kỷ ở người lớn có trí thông minh bình thường. Họ hoàn toàn có khả năng nói và học được, làm việc năng suất như những người khác.
Tuy nhiên giọng nói của người tự kỷ thường đơn điệu, giống như là người nước ngoài học nói tiếng Việt. Họ thường gặp khá nhiều khó khăn trong việc xử lý các mối quan hệ xã hội, họ thường có rất ít bạn và đặc biệt không thích xã giao.
Còn lại có tới 80% tỷ lệ người lớn bị tự kỷ sẽ có kèm theo các tình trạng chậm phát triển về tâm thần, động kinh, trầm cảm hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng bức. Vì vậy, việc chẩn đoán tình trạng bệnh dựa theo triệu chứng lúc này sẽ phức tạp hơn rất nhiều.
Chẩn đoán bệnh tự kỷ ở người lớn
Hiện tại, vẫn không có tiêu chuẩn chẩn đoán cụ thể cho người lớn nghi ngờ mắc tự kỷ, thế nhưng hiện nay bộ công cụ vẫn đang được phát triển. Trong khi đó, các bác sĩ lâm sàng chủ yếu sẽ tiến hành chẩn đoán người lớn mắc tự kỷ thông qua các quan sát và tương tác trực tiếp, đồng thời dựa trên khai thác tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình.
Từ đó, họ sẽ phát hiện ra các bệnh lý cơ bản tiềm ẩn bên dưới các hành vi bất thường của người bệnh. Sau đó mới giới thiệu người bệnh đến bác sĩ tâm thần hoặc nhà tâm lý học có kiến thức và kinh nghiệm để đánh giá chuyên sâu.
Chẩn đoán tự kỷ ở người trưởng thành
Phát hiện, chẩn đoán tự kỷ ở giai đoạn trưởng thành có thể là một thách thức vì nhiều lý do:
- Thứ nhất, những trường hợp không nhận được chẩn đoán trong những năm còn trẻ có thể có các triệu chứng nhẹ hơn, điều này gây nhiều khó khăn hơn để bác sĩ nhận ra.
- Thứ hai, nếu mọi người đã sống với tự kỷ trong thời gian dài, thậm chí là nhiều năm liên tục, họ có thể tốt hơn trong việc ngụy trang hoặc quản lý các dấu hiệu và triệu chứng.
- Thứ ba, hiện tại vẫn không có phương pháp chẩn đoán tự kỷ nào ở người trưởng thành, mặc dù điều này có thể sẽ thay đổi trong tương lai.
Vì vậy, khi nghi ngờ rằng mình hoặc người thân của mình mắc tự kỷ, bạn có thể nói chuyện trực tiếp với bác sĩ. Bác sĩ sẽ người chẩn đoán xem bạn có mắc bệnh tự kỷ hay không bằng cách:
- Hỏi thăm về các triệu chứng, cả hiện tại và trong thời thơ ấu.
- Quan sát các biểu hiện tâm lý, hành vi và tương tác với người đó.
- Nói chuyện với những người thân yêu (khi được sự cho phép).
- Kiểm tra tình trạng cụ thể về sức khỏe thể chất hoặc tinh thần khác có thể gây ra các triệu chứng
Nếu không có tình trạng thể chất tiềm ẩn nào chịu trách nhiệm cho các triệu chứng tự kỷ ở người trưởng thành, bác sĩ sẽ giới thiệu người đó đến bác sĩ tâm thần hoặc nhà tâm lý học để chẩn đoán.
Nếu các triệu chứng không xuất hiện ở thời thơ ấu mà chỉ thực sự bắt đầu ở tuổi thiếu niên hoặc trưởng thành, điều này có thể cho thấy tình trạng sức khỏe nhận thức bình thường và bạn sẽ được đánh giá về các rối loạn sức khỏe tâm thần hoặc rối loạn cảm xúc khác.
Lợi ích của chẩn đoán
Mặc dù việc chẩn đoán tự kỷ ở tuổi trưởng thành có thể gặp khó khăn, nhưng nó mang lại một số lợi thế nhất định. Cụ thể như:
- Cung cấp cứu trợ và một lời giải thích cho những thách thức mà cá nhân đã trải qua trong suốt cuộc đời của họ.
- Giúp các thành viên gia đình, bạn bè và đồng nghiệp hiểu rõ hơn về kiến thức cũng như tác hại của việc sống chung với tự kỷ.
- Mở ra ra quyền truy cập vào các dịch vụ và lợi ích, bao gồm ở nơi làm việc hoặc tại trường đại học.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, không phải bất kỳ người trưởng thành nào mắc tự kỷ đều muốn hoặc cần chẩn đoán. Điều quan trọng là bạn phải biết lắng nghe, thấu hiểu, tôn trọng nhu cầu và mong muốn của cá nhân.
Nếu được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ ở tuổi trưởng thành ,bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất. Việc cần làm của bạn là đón nhận thông tin với một thái độ tích cực, tuân thủ theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
Phương pháp điều trị bệnh tự kỷ ở người lớn
Về điều trị tự kỷ ở người lớn, họ sẽ có phác đồ điều trị khác với trẻ mắc bệnh tự kỷ. Lý do là bởi đặc điểm về thể chất, tâm lý cũng như các mối quan hệ xã hội của hai nhóm đối tượng này hoàn toàn khác nhau.
Đôi khi người lớn mắc tự kỷ có thể được điều trị bằng liệu pháp hành vi nhận thức hoặc đơn giản chỉ bằng lời nói. Ngoài ra, người bệnh cần tìm kiếm các phương pháp xử lý cụ thể hơn dựa trên những vấn đề mà người bệnh đang gặp phải như lo lắng, cô lập với xã hội, các vấn đề liên quan đến mối quan hệ hoặc khó khăn trong công việc.
Cụ thể như sau:
- Gặp bác sĩ tâm thần có chuyên môn, kinh nghiệm trong điều trị tự kỷ ở người lớn.
- Nhận tư vấn bởi nhân viên xã hội hoặc nhà tâm lý học cho liệu pháp nhóm và cá nhân.
- Chú ý tiến hành điều trị liên tục trong khoảng thời gian quy định để đạt hiệu quả cao nhất.
- Dùng thuốc tây theo toa cho các triệu chứng như lo lắng, trầm cảm và các vấn đề hành vi có thể xảy ra cùng với tự kỷ.
Hiện nay, đã có rất nhiều người lớn mắc chứng tự kỷ đã tìm thấy sự hỗ trợ thông qua các nhóm và diễn đàn trực tuyến bằng cách kết nối trực tiếp với những trường hợp tương tự để được lắng nghe và cảm thông.
Đối với những người trưởng thành mắc tự kỷ, họ cần được sự quan tâm từ gia đình và xã hội nhiều hơn. Vì vậy, nếu có người thân mắc tự kỷ, bạn nên thường xuyên nói chuyện, hướng dẫn kiên trì, luôn động viên khuyến khích hành vi tốt, tạo điều kiện để họ có cơ hội tương tác với mọi người. Ví dụ như đưa đi chơi, hòa nhập với thiên nhiên, đi bộ, tập thể dục,…
Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế đến mức tối đa để người tự kỷ xem ti vi hay thu mình một chỗ. Bởi đây là khoảng trống cực nguy hiểm khiến họ có những suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
Vậy là bài viết trên đã chia sẻ về tự kỷ ở người trưởng thành. Hy vọng qua những thông tin hữu ích trên, bạn đã hiểu rõ hơn về chứng bệnh này, đặc biệt là về dấu hiệu và hướng chữa trị hiệu quả, an toàn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, đừng quên comment để được giải đáp tận tình, chu đáo nhé!