Tự kỷ ở thanh niên là gì, khắc phục như thế nào

Như chúng ta đã biết, tự kỷ được chẩn đoán khi trẻ 3 tuổi, là một nhóm các rối loạn não phát triển đặc trưng bởi những khó khăn trong giao tiếp, tương tác xã hội và nỗi ám ảnh và hành vi lặp đi lặp lại. Tuy nhiên, chứng bệnh này còn gặp phải ở đối tượng thanh thiếu niên. Vậy dấu hiệu bệnh tự kỷ ở thanh niên là gì và cách chữa bệnh tự kỷ ở thanh niên tại nhà sao cho hiệu quả? Hãy cộng đồng trẻ tự kỷ cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Tự kỷ ở thanh niên là gì

Trước khi tìm hiểu tự kỷ ở thanh niên, hãy tìm hiểu bệnh tự kỷ là gì? Tự kỷ có tên tiếng anh là Autism, hiểu đơn giản đây là một chứng rối loạn phát triển ở con người, bao gồm rất nhiều dấu hiệu đặc trưng cụ thể. Ví dụ như rối loạn phát triển nhân sinh, rối loạn hành vi hay rối loạn giao tiếp ngôn ngữ,…

Nhìn chung, các dấu hiệu của tự kỷ sẽ được các phụ huynh phát hiện ở hai năm đầu đời của trẻ. Đối với những trường hợp mắc bệnh mà không được can thiệp kịp thời các triệu chứng nêu trên sẽ xuất hiện với tần suất ngày càng gia tăng.

Thông thường, 3 tuổi chính là cột mốc đánh dấu để xem xét một đứa trẻ có bị mắc chứng trầm cảm hay không. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp có trẻ vẫn phát triển bình thường qua mốc này rồi mới có triệu chứng phát bệnh.

Như vậy có thể kết luận được rằng, bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc tự kỷ. Bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên (tự kỷ ở tuổi teen) là một hội chứng tâm thần bị rối loạn nghiêm trọng. Điều này gây cho người bệnh bị mất hứng thú và kéo theo đó là những hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe.

Phân loại theo thể lâm sàng, có 5 thể tự kỷ ở thanh niên khác nhau:

  • Tự kỷ điển hình (tự kỷ Kanner): Bao gồm các dấu hiệu bất thường trong các lĩnh vực: Tương tác xã hội, chậm hoặc rối loạn ngôn ngữ giao tiếp, rối loạn hành vi định hình cùng với những mối quan tâm bị thu hẹp, khởi phát trước 3 tuổi và kéo dài trong những năm tháng về sau.
  • ‎Hội chứng Asperger (tự kỷ chức năng cao):Hội chứng này khá đặc biệt, xuất hiện các dấu hiệu kém tương tác xã hội nhưng vẫn có quan hệ với người thân. Đối tượng có khả năng nói được nhưng cách giao tiếp bất thường, không chậm phát triển nhận thức và đa phần các dấu hiệu bất ‎thường xuất hiện sau 3 tuổi.
  • Hội chứng Rett: Tính đến thời điểm hiện tại, hầu như chỉ có trẻ gái bị mắc hội chứng này. Đặc trưng là sự thoái triển các kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp, tương tác, vận động xảy ra khi trẻ ở lứa tuổi 6 – 18 tháng. Tuy nhiên, nó cũng có thể kéo dài về sau và nổi bật với những động tác định hình ở tay, đầu nhỏ, vẹo cột sống hay chậm phát triển trí tuệ mức nặng.
  • Rối loạn phân rã tuổi ấu thơ: Hiểu đơn giản đây làự thoái lùi phát triển đáng kể xảy ra trước 10 tuổi về các kỹ năng cụ thể như: Ngôn ngữ, xã hội, kiểm soát đại tiểu tiện, kỹ năng chơi và vận động.
  • Rối loạn phát triển lan tỏa không đặc hiệu: Cơ thế có những dấu hiệu bất thường thuộc một trong 3 lĩnh vực của tự kỷ điển hình, thế nhưng lại không đủ để chẩn đoán.

Tự kỷ ở thanh niên (ASD) cũng thường gặp những khó khăn khác nhau như:

  • Khó ngủ, ngủ không sâu giấc và có thể thường xuyên thức dậy lúc 4 giờ sáng.
  • Lo lắng hoặc cảm thấy đầu óc quá tải, họ có thể cảm thấy lo lắng về việc đến một nơi mới hoặc ở trong các tình huống xã hội
  • Thanh niên mắc tự kỷ đã có thể nhận thức được sự khác biệt của mình cũng thường nhận thức được cách người khác nhìn thấy chúng. Những cảm giác này có thể được tăng cường bằng cách thay đổi nồng độ hormone đột ngột trong giai đoạn dậy thì.
  • Đối tượng mắc tự kỷ ở thanh niên thường có cảm giác nhạy cảm có thể dẫn đến hành vi hung hăng bất ngờ.
  • Họ gặp khó khăn trong việc hiểu những gì đang diễn ra xung quanh, điều này có thể dẫn đến sự thất vọng khi cố gắng xây dựng các mối quan hệ.
  • Từ chối đến trường hoặc không muốn đến trường và họ có thể cảm thấy quá tải hoặc bối rối khi đối diện với quá nhiều người.

Nguyên nhân gây nên bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên

Nguyên nhân gây nên bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Như đã nói ở trên, tự kỷ trong độ tuổi thanh thiếu niên thuộc dạng rối loạn tâm lý phức tạp nhất do cá tính cũng như tâm lý đã được định hình và ổn định từ trước.

Nhóm đối tượng này đã có những dấu hiệu tự kỷ từ trước nhưng không rõ và không sớm bộc phát. Hoặc có thể là do cuộc sống chưa xảy ra những biến cố hay gặp phải tình trạng nào đó gây shock dẫn đến tự kỷ.

Vì vậy, một số nguyên nhân gây bệnh tự kỷ ở thanh niên có thể kể đến như:

  • Bất thường cấu trúc não: Nguyên nhân hàng đầu gây ra tự kỷ ở độ tuổi thanh thiếu niên chính là vấn đề về sinh học và các chất dẫn truyền thần kinh. Bất kỳ một sự bất thường về các chất dẫn truyền thần kinh đều có thể gây ra rối loạn thần kinh.
  • Yếu tố di truyền: Nếu tiểu sử gia đình có người thân mắc bệnh tự kỷ thì nguy cơ mắc bệnh tự kỷ của thanh niên cao hơn những trường hợp gia đình không có người mắc bệnh tự kỷ.
  • Tâm lý: Áp lực đè nặng, stress kéo dài trong một thời gian mà không có sự giải quyết, không tìm ra được phương hướng đúng đắn, cảm thấy bản thân kém cỏi và tự khép mình dẫn đến tự kỷ.
  • Môi trường sống (gia đình, trường lớp): Môi trường sống không lành mạnh, thường xuyên xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực, quá trình dẫn truyền thần kinh xảy ra vấn đề, từ đó giáng một đòn nặng nề ảnh hưởng tâm lý.
  • Tuổi thơ ám ảnh: Thanh niên mắc tự kỷ cũng có thể là do quá khứ đau thương và các suy nghĩ mang tính tiêu cực trong một thời gian dài. Điều này cũng ảnh hưởng xấu đến sự khỏe mạnh trong hệ thần kinh, gây áp lực lên não bộ.
  • Nội tiết tố tuổi dậy thì: Sự kích thích các nội tiết tố cũng được xem xét là nguyên nhân gây ra tự kỷ ở thanh niên. Tuy nhiên, dẫn chứng này vẫn còn thiếu cơ sở khoa học thuyết phục và chưa được công nhận chính thức nên vẫn đang được nghiên cứu, đánh giá thêm.

Triệu chứng của bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên

Triệu chứng của bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên là vấn đề rất khó xác định bởi mỗi người là một bản thể khác nhau, với tính cách và môi trường sống hoàn toàn khác. Vì vậy, khó tìm ra được “mẫu số chung” cho các triệu chứng tự kỷ.

Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể chia thành các nhóm dấu hiệu như sau:

Dấu hiệu giao tiếp xã hội của tự kỷ

  • Thanh niên bị tự kỷ thường gặp rắc rối với cả giao tiếp bằng lời nói và phi ngôn ngữ cho các mục đích xã hội.
  • Họ thường gặp khó khăn trong các cuộc trò chuyện, ví dụ khi tham gia vào cuộc hội thoại người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn khi trả lời các câu hỏi của bản thân
  • Nói nhiều về một chủ đề yêu thích, thế nhưng cảm thấy khó khăn khi nói về các chủ đề khác
  • Bị nhầm lẫn bởi ngôn ngữ và hiểu mọi thứ theo nghĩa đen, không hiểu được những nghĩa bóng hoặc hàm ý trong câu nói của người khác.
  • Thường xuyên giọng điệu khác thường hoặc sử dụng lời nói theo cách khác thường
  • Có vốn từ vựng rất tốt và nói chuyện một cách trang trọng, lỗi thời, không theo kịp thời đại.
  • Thanh niên bị tự kỷ cũng gặp khó khăn khi đọc các tín hiệu phi ngôn ngữ, như ngôn ngữ cơ thể hoặc giọng nói để đoán xem người đối diện có thể cảm thấy như thế nào.
  • Sử dụng giao tiếp bằng mắt theo cách khác thường, sử dụng rất ít cử chỉ để thể hiện bản thân.
  • Thể hiện một vài cảm xúc trên khuôn mặt một cách cứng ngắc hoặc không thể đọc được biểu cảm trên khuôn mặt của người khác.
  • Thích dành thời gian cho riêng mình hơn là với bạn bè hoặc người thân, thích ở một mình trong một không gian “an toàn”.
  • Cần mọi người chơi theo luật chơi riêng mình dẫn đến tình trạng có ít hoặc hầu như không có bạn thân.
  • Gặp rắc rối liên quan đến trẻ em bằng tuổi, thích chơi với trẻ nhỏ hơn hoặc người lớn hơn.
  • Gặp nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh hành vi trong các tình huống xã hội khác nhau.

Dấu hiệu hành vi của tự kỷ

  • Hành vi và sở thích lặp đi lặp lại một cách cứng ngắc, máy móc.
  • Có những sở thích hoặc nỗi ám ảnh khác thường, thậm chí còn có hành vi mang tính cưỡng chế.
  • Dễ dàng buồn bã một cách đột ngột vì bị ép thay đổi và thích làm theo thói quen.
  • Lặp lại chuyển động cơ thể hoặc có những chuyển động khác thường, ví như vỗ tay hoặc lắc lư.
  • Thường xuyên tạo ra những tiếng động lặp đi lặp lại, ví dụ như tiếng càu nhàu, hắng giọng hoặc ré lên.
  • Nhạy cảm về cảm giác, có thể rơi vào trạng thái buồn bã bã bởi một số âm thanh hoặc quần áo khó chịu.
  • Họ luôn hy vọng tìm kiếm sự kích thích giác quan, có thể thích áp lực sâu, tìm kiếm những vật rung như máy giặt hoặc dùng ngón tay đập nhẹ vào mắt để thấy ánh sáng nhấp nháy.
  • Thanh niên mắc tự kỷ cũng sẽ chỉ ăn các loại thực phẩm nhất định, thế nhưng triệu chứng này không mấy phổ biến.

Chẩn đoán bệnh tự kỷ ở thanh niên

Chẩn đoán bệnh tự kỷ ở thanh niên cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt là trong tình hình số lượng người mắc tự kỷ đang tăng cao như hiện nay. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất kỳ một xét nghiệm sinh học đặc hiệu để chẩn đoán tự kỷ.

Vì vậy, chẩn đoán bệnh tự kỷ ở thanh niên vẫn chỉ dựa theo những phương pháp cơ bản như sau:

  • Thực hiện một số xét nghiệm nếu thấy trẻ có những bệnh lý thực thể kèm theo.
  • ‎Nếu tiền sử của thanh niên có co giật cần cho làm điện não đồ, nghi ngờ có tổn thương não cho chụp cắt lớp vi tính hoặc MRI sọ não.
  • Nghi ngờ đối tượng có vấn đề liên quan đến tai mũi họng răng hàm mặt, cần gửi khám ‎chuyên khoa để kiểm tra thính lực, phanh lưỡi.
  • Nếu quan sát thấy hình thái bên ngoài bất thường nên cho làm nhiễm sắc thể, đo chức năng tuyến giáp.

Ngoài ra, để biết tự kỷ ở thanh niên có thực sự xuất hiện nay không, bác sĩ cũng cần thực hiện một số bài test chuyên sâu như:

  • Đánh giá sự phát triển tâm vận động cho trẻ nhỏ hơn 6 tuổi có thể sử dụng test Denver II, thang Balley.
  • Đối với trẻ lớn trên 6 tuổi sẽ làm test trí tuệ như Raven, Gille, WISC.
  • Nếu trẻ có biểu hiện tăng hoạt động nên cần làm một số test chuyên sâu về hành vi cảm xúc.
  • Sử dụng thang đo mức độ tự kỷ CARS (Childhood Autism Rating Scale) nhằm phân loại mức độ tự kỷ: Nhẹ, trung bình và nặng.

Thang đo đặc biệt này gồm 15 mục và cho điểm mỗi mục từ 1 đến 4 điểm. Nếu điểm của CARS dao động từ 31 – 36 điểm là tự kỷ nhẹ và trung bình, nếu từ 36 đến 60 điểm là tự kỷ nặng.

Tuy nhiên, những bài kiểm tra này chỉ là một phần trong việc xác định bệnh tự kỷ ở thanh niên. Bởi những vấn đề liên quan đến tâm lý nhìn chung đều rất phức tạp và khó xác định cụ thể. Đây là lý do tại sao chúng ta còn cần đến cả bác sĩ tâm lý, người có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Phương pháp điều trị tự kỷ ở thanh thiếu niên

Tính đến nay, vẫn chông có cách chữa trị tự kỷ dứt điểm. Thế nhưng chẩn đoán và can thiệp sớm cải thiện đáng kể cơ hội của trẻ để họ có điều kiện thực hiện hành vi, hòa nhập với mọi người.

Mặc dù không có phương pháp điều trị cụ thể nhưng các phương pháp hỗ trợ dưới đây sẽ tác động khá tích cực đến thanh niên mắc tự kỷ:

Liệu pháp tâm lý

Đối với chứng tự kỷ ở thanh niên thì những liệu pháp tâm lý có tác dụng tốt. Việc chia sẻ những khó khăn, những áp lực, buồn chán của bản thân với các bác sĩ có chuyên môn sẽ giúp ích rất nhiều trong việc chữa bệnh.

Các bác sĩ là người có kiến thức, có chuyên môn, có kinh nghiệm. Họ sẽ giúp đối tượng hiểu được nguyên nhân căn bệnh của bạn là do đâu, mức độ bệnh và các phương pháp hỗ trợ điều trị giúp bạn nhanh chóng khỏi bệnh.

Tuy nhiên, liệu pháp tâm lý này không nên tiến hành quá thường xuyên mà chỉ nên theo những giai đoạn cụ thể. Đây cũng là cách can thiệp phổ biến nhất hiện nay và được nhiều người tin tưởng.

Thường xuyên trò chuyện

Việc trò chuyện với thanh niên mắc tự kỷ cũng mang lại hiệu quả cao trong việc giúp họ giải tỏa những áp lực của bản thân. Những đối tượng trò chuyện với sẽ mang lại sự tương tác tốt cũng như hiệu quả cao nhất chính là người thân hoặc bạn bè thân thiết.

Để việc trò chuyện đạt hiệu quả cao, bạn cần chú ý đến yếu tố thấu cảm. Thấu cảm là thấu hiểu và cảm thông cho hoàn cảnh của họ, không áp đặt bất cứ tiêu chuẩn cá nhân nào. Chỉ có như vậy bạn mới đem lại cho người mắc tự kỷ cảm giác an toàn nhất.

Tạo cơ hội làm việc

Việc tạo cơ hội làm việc cho thanh niên tự kỷ chính là phương pháp nhanh nhất giúp họ gần gũi với cộng đồng. Đồng thời, đây cũng là phương pháp khoa học làm tăng khả năng tư duy và vận động của họ.

Đặc biệt, trong một số trường hợp thanh niên mắc bệnh tự kỷ mang trong mình khả năng thiên bẩm. Việc tạo điều kiện làm việc không chỉ giúp họ cải thiện tình trạng khó khăn mà còn giúp họ phát huy được khả năng trời phú của mình.

Điều trị tự kỷ ở thanh niên – Đi dạo hằng ngày

Một trong những cách điều trị tự kỷ ở thanh niên còn khá mới lạ chính là đi dạo hàng ngày. Lý giải điều này, các chuyên gia đã chỉ ra rằng, việc đi dạo hàng ngày không chỉ giúp nâng cao thể chất mà còn giúp họ cải thiện tinh thần rất tốt.

Đi bộ hằng ngày sẽ giúp chúng ta có được đôi chân chắc khỏe, kích thích tiêu hóa sau mỗi bữa ăn. Đặc biệt, việc đi dạo trong ánh nắng mặt trời buổi sớm còn giúp người cơ thể thụ rất tốt vitamin D, từ đó ngăn ngừa loãng xương và mang lại làn da khỏe mạnh. Quan trọng hơn hết, việc đi bộ lành mạnh còn có tác dụng làm dịu hệ thần kinh bởi nó giúp não bộ được đưa vào trạng thái bình tĩnh, từ đó giúp xóa bỏ những căng thẳng và giảm thiểu những nỗi lo lắng.

Đặc biệt, tác dụng của việc đi dạo mỗi ngày còn giúp thanh niên mắc tự kỷ dễ dàng đi vào giấc ngủ, ngủ ngon hơn, ít thức giấc giữa chừng vào buổi đêm và giúp tăng cường sức khỏe hệ tim mạch.

Vậy là bài viết trên đã chia sẻ về tự kỷ ở thanh niên: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị hiệu quả. Hy vọng qua những thông tin hữu ích trên, bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng này và nếu gia đình hay bạn bè có người mắc tự kỷ, hãy lắng nghe, thấu cảm và đồng hành cùng họ trong những ngày tháng sắp tới nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *