Tự kỷ tăng động là gì, điều trị tự kỷ tăng động như thế nào

Mặc dù tự kỷ và tăng động là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng theo nhiều số liệu thống kê cho thấy, có đến 2/3 trẻ tăng động có những biểu hiện của tự kỷ và một nửa số trẻ tự kỷ mắc kèm triệu chứng tăng động giảm chú ý (tự kỷ tăng động). Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống, tâm lý cũng như các kỹ năng xã hội của trẻ. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về tự kỷ tăng động: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết cụ thể ngay sau đây!

Tự kỷ tăng động là gì

Tự kỷ tăng động hiểu đơn giản một rối loạn phát triển phức tạp thường khởi phát trước 3 tuổi, chiếm đến 50% các trường hợp tự kỷ. Bởi vậy, ngoài biểu hiện cơ bản của tự kỷ, chúng cũng thường xuyên có các hành vi bất thường như bồn chồn, thiếu tập trung chú ý, nghịch ngợm, nóng nảy và hoạt động quá mức.

Theo các chuyên gia về sức khỏe và tâm lý học, tình trạng này có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành, từ đó khiến trẻ gặp khó khăn khi học tập, sinh hoạt và những công việc khác trong tương lai.

Tự kỷ tăng động có phải bệnh không

Tự kỷ tăng động có phải bệnh không là thắc mắc chung của nhiều người hiện nay. Đặc biệt là khi khái niệm này vẫn còn mới lạ, chưa được hiểu đúng theo các ngôn ngữ khoa học. Và câu trả lời chính xác, tự kỷ tăng động được xếp vào nhóm bệnh gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng với trẻ. Bệnh lý này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của não bộ và gây ra nhiều vấn đề về cuộc sống, tâm lý cũng như sức khỏe thể chất.

Những trường hợp mắc tự kỷ tăng động thường gặp nhiều khó khăn trong việc truyền tải thông tin, lời nói, cử chỉ cũng như hành động, nét mặt để người khác có thể thấu hiểu. Và tất nhiên điều này tạo ra rào cản rất tới việc sinh hoạt, học tập, thậm chí khiến trẻ không thể tự chăm sóc bản thân. Đã có không ít trẻ phải lệ thuộc vào gia đình cũng như mọi người xung quanh.

Không chỉ vậy, các bé này thường không ý thức được việc làm của bản thân, chúng có thể thực hiện những hành động nguy hiểm trong vô thức. Ví dụ như trèo lên cao rồi nhảy xuống, đột ngột lao ra ngoài đường,… Thậm chí, trẻ có thể tự làm tổn thương chính mình như đập đầu liên tục vào tường, cấu véo tay chân,…

Chứng bệnh này cũng khiến trẻ thu mình, sống khép kín trong một thế giới do bản thân tự tưởng tượng ra mà không ai có thể xâm phạm. Trẻ mắc chứng tự kỷ tăng động rất khó hòa nhập với mọi người xung quanh, không có bạn bè, ít người thấu cảm, sẻ chia và dễ rơi vào trầm cảm. Đã có rất nhiều trẻ vô thức tìm đến cái chết bởi không có năng lực tự kiểm soát và bảo vệ bản thân. Vì vậy, xã hội cần nâng cao nhận thức hơn về tự kỷ tăng động để bảo vệ bản thân, gia đình.

Triệu chứng bệnh tự kỷ tăng động

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, mỗi người mắc bệnh tự kỷ tăng động là một cá thể riêng biệt với nhiều triệu chứng ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Dưới đây là 6 biểu hiện điển hình nhất đã được thống kê:

Giảm khả năng tương tác xác hội

Triệu chứng bệnh tự kỷ nói chung và tự kỷ tăng động nói riêng dễ nhận biết nhất chính là giảm khả năng tương tác xã hội. Trẻ thích chơi một mình và dễ bị bạn bè cô lập, xa lánh, trêu chọc.

Việc kết giao với bạn bè và chơi cùng mọi người một cách bình thường là một thách thức lớn với trẻ tự kỷ tăng động. Ngoài ra, trẻ cũng thường thờ ơ với mọi sự việc diễn ra xung quanh kể cả người thân, không muốn chia sẻ dù là vui hay buồn, hạn chế đáp ứng bằng tiếng cười với người khác.

Kỹ năng giao tiếp kém

Trẻ tự kỷ tăng động thường rất ít giao tiếp bằng mắt, thậm chí không biết cách chỉ ngón tay vào các đồ vật được yêu cầu. Đa phần các bé đều chậm nói hơn so với bạn bè đồng trang lứa, hoặc có thể nói nhưng chỉ phát ra những âm thanh vô nghĩa, rập khuôn hay nói lại những lời của người khác.

Khi mắc chứng bệnh này, trẻ thường ít biểu hiện qua nét mặt, điệu bộ, vốn từ ngữ và khả năng diễn đạt cũng rất kém. Vì vậy chỉ cần nhìn qua là bạn có thể nhận thấy ngay điểm khác thường.

Hành vi, sở thích, thói quen bị rập khuôn và thu hẹp

Biểu hiện điển hình của trẻ tự kỷ tăng động cũng rất dễ nhận biết chính là các hành vi, động tác bất thường, lặp đi lặp lại nhiều lần. Ví dụ như kiễng chân, xoay tròn người, vỗ tay, tự chơi với bàn tay của chính mình,…

Một số trẻ có thể biết đọc từ sớm mặc dù chẳng hiểu ý nghĩa. Các bé cũng thường quan tâm tới các chi tiết nhỏ của đồ vật hơn là tổng thể, ví dụ như cánh quạt đang quay, bánh xe đang lăn hay họa tiết trên chiếc áo,…

Trẻ tự kỷ có Hành vi, sở thích, thói quen bị rập khuôn và thu hẹp

Thiếu sự tập trung, chú ý

Trẻ tự kỷ tăng động cũng có triệu chứng điển hình là thiếu tập trung, chú ý trong mọi việc. Biểu hiện dễ nhận biết nhất mà bạn có thể làm những bài kiểm tra nhỏ tại nhà là rất ít khi đáp lại khi được gọi tên.

Tuy nhiên, đôi khi trẻ lại tập trung quá mức vào một số sự vật mà bản thân cảm thấy hứng thú. Ví dụ như con số, chữ cái, tranh ảnh,… không hề có điểm đặc biệt nào.

Bốc đồng, nóng nảy, khả năng kiềm chế kém

Hành động thiếu suy nghĩ, bốc đồng và nóng nảy cũng là những dấu hiệu dễ nhận thấy ở trẻ tự kỷ dạng tăng động. Trẻ thường không suy nghĩ kỹ trước khi hành động và thậm chí còn không thể biết được mức độ nguy hiểm từ những việc mình đang làm.

Ví dụ như: trèo lên cao rồi nhảy xuống hay đột ngột lao ra đường,… Thậm chí, một số trường hợp có thể tự làm tổn thương chính mình hoặc người khác. Đây là lý do tại sao nhà có trẻ mắc chứng tự kỷ tăng động luôn cần có người theo dõi và chăm sóc, quan tâm.

Nghịch ngợm, hiếu động quá mức

Trẻ tự kỷ tăng động thường đùa nghịch luôn tay luôn chân, trèo leo khắp nơi và thích quậy phá người khác. Các bé sẽ cố gắng đứng lên và chạy xung quanh, nếu bị bắt phải ngồi xuống thì cũng cựa quậy, làm ồn liên tục.

Trên thực tế, dấu hiệu nhận biết của chứng tự kỷ tăng động ở trẻ rất đa dạng, phong phú, mỗi trẻ mỗi khác. Trên đây chỉ là những triệu chứng mang tính điển hình nhất mà các chuyên gia đã thống kê được.

Nguyên nhân bệnh tự kỷ tăng động

Tự kỷ hiểu đúng là nhóm bệnh lý do những bất thường về mặt cấu trúc hoặc chức năng của não bộ. Đến nay, nguyên nhân của chứng tự kỷ tăng động được nhận định là do yếu tố di truyền và yếu tố môi trường.

Cụ thể như sau:

  • Di truyền: Tác nhân di truyền là nguyên nhân gây bệnh tự kỷ tăng động hàng đầu. Những nghiên cứu đầu tiên của cặp đôi ước tính tính di truyền trên 90% các trường hợp mắc bệnh do nhóm gen quy định. Chính vì vậy, những gia đình có người bị tự kỷ thì những đứa bé được sinh ra trong gia đình đó cũng có khả năng bị tự kỷ cao hơn.
  • Mắc các bệnh lý đặc biệt: Trong quá trình mang thai, nếu mẹ nhiễm virus hay mắc phải một số căn bệnh như cúm, sởi, đái tháo đường, thiếu hụt về tiroxin trong tuyến giáp hay bị nhiễm độc thai nghén cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thần kinh của trẻ. Đây cũng là yếu tố nâng cao tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc tự kỷ tăng động.
  • Sử dụng thuốc khi mang thai: Một nguyên nhân khiến các bé sau sinh mắc tự kỷ tăng động chính là trong quá trình mang thai, chị em đã sử dụng thuốc an thần, thuốc điều trị dạ dày, tá tràng mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra cũng không thể bỏ qua cơ thể bị stress, mệt mỏi, áp lực,…
  • Sự chăm sóc của cha mẹ: Đã có rất nhiều trường hợp trẻ em sinh ra rất bình thường, khỏe mạnh nhưng trong quá trình chăm sóc lại thiếu sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ. Điều này có thể khiến các bé cảm thấy cô độc, buồn phiền, thậm chí không thể phát triển bình thường như những bạn cùng trang lứa.

Phương pháp điều trị tự kỷ tăng động

Điều trị cho trẻ tự kỷ tăng động được đánh giá là phức tạp và khó hơn nhiều so với những trẻ tự kỷ hoặc tăng động giảm chú ý đơn thuần. Tuy nhiên, phác đồ xử lý chung vẫn là dùng thuốc tây, giáo dục hành vi kết hợp cùng sự chăm sóc, quan tâm của người thân và bạn bè xung quanh.

Một số cách chữa bệnh tự kỷ tăng động phổ biến nhất bao gồm:

Sử dụng thuốc tây

Thuốc tây được khuyến cáo với những trẻ tự kỷ tăng động trên 6 tuổi hoặc các triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, cần hiểu đúng là thuốc chỉ có tác dụng tạm thời mà không giải quyết triệt để căn nguyên. Vì vậy, các biểu hiện về mặt hành vi và tâm lý có thể tái phát ngay khi ngưng dùng thuốc.

Ngoài ra, một số tác dụng không mong muốn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Ví dụ như đau bụng, rối loạn tiêu hóa, buồn ngủ và ngủ gà ngủ gật vào ban ngày, suy giảm chức năng của hệ tiêu hóa (gan, thận,…).

Chăm tương tác với trẻ để giúp trẻ giao tiếp và hòa đồng hơn

Liệu pháp giáo dục hành vi

Giáo dục hành vi luôn được xem là giải pháp được ưu tiên hàng đầu trong điều trị tự kỷ tăng động ở mọi lứa tuổi, mọi mức độ bệnh. Tuy nhiên, việc giáo dục cho trẻ tự kỷ dạng tăng động được đánh giá là rất khó và cần những người thực sự có chuyên môn, được đào tạo bài bản.

Quy trình giáo dục hành vi trẻ tự kỷ tăng động bao gồm nhiều bước, ví dụ như trị liệu ngôn ngữ, cảm xúc, rèn luyện kỹ năng sống,… Vì vậy, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu thông tin, trao đổi thật kỹ với các bác sĩ điều trị, chuyên gia,… trước khi áp dụng liệu pháp giáo dục hành vi cho trẻ.

Mặc dù việc chẩn đoán trẻ tự kỷ  tăng động không hề dễ, thế nhưng nếu cha mẹ hiểu rõ được những biểu hiện thì hoàn toàn có thể nhận định sớm tình trạng của con. Đây là nền tảng cơ bản để có hướng can thiệp kịp thời, từ đó giúp con cải thiện hành vi, cảm xúc cũng như rèn luyện mọi kỹ năng sống trong xã hội.

Chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học

Nhiều người cho rằng chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày không thể giúp khỏi bệnh được. Nhận định này đúng nhưng lại không đầy đủ. Bởi một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng không chỉ giúp các bé tăng cường sức khỏe mà còn giúp trẻ cải thiện hiệu quả triệu chứng tự kỷ tăng động.

Vì vậy, các bậc phụ huynh nên lưu ý một số điểm quan trọng như sau:

  • Hạn chế cho con sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường, mì chính, chất phụ gia bảo quản như mì tôm, bánh kẹo ngọt, pizza, xúc xích, nước ngọt có ga hay nước tăng lực,…
  • Bổ sung nhiều các loại quả mọng chứa nhiều vitamin A như táo, xoài, dưa đỏ, khoai lang, rau có màu xanh đậm,… vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
  • Chú trọng thực phẩm giàu omega – 3 tốt cho trí não và tư duy như cá hồi, cá ngừ, cá thu, hạt óc chó, hạt điều,…
  • Hỗ trợ con tạo lập những thói quen tốt như: ăn ngủ đúng giờ, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao,…

Những lưu ý về tự kỷ tăng động

Người mắc chứng tự kỷ tăng động không thể xử lý thông tin phức tạp

Người mắc chứng tự kỷ tăng động không thể xử lý thông tin phức tạp cũng là lưu ý cực kỳ quan trọng. Đây là lý do giải thích tại sao những người có chuyên môn, có kiến thức sẽ giao tiếp với trẻ bằng những câu đơn giản và nói chuyện trực tiếp mặt đối mặt.

Các bé sẽ không hiểu khi bạn gọi tên hoặc nói chuyện về họ từ khắp các phòng. Nhưng thay vào đó, trẻ sẽ hiểu rõ hơn nếu bạn nói điều tương tự khi nói chuyện mặt đối mặt. Và đặc biệt, những người mắc tự kỷ tăng động không thể hiểu thành ngữ, chơi chữ và thuật ngữ, những câu từ có thể có bất kỳ ẩn nghĩa khác.

70-80% trẻ tự kỷ có chỉ số IQ dưới trung bình với nhiều trường hợp trong đó bị thiểu năng trí tuệ
70-80% trẻ tự kỷ có chỉ số IQ dưới trung bình với nhiều trường hợp trong đó bị thiểu năng trí tuệ

Nếu muốn trẻ làm điều gì đó, bạn không chỉ đơn giản là nói ra mà cần phải làm để họ thấy, để họ bắt chước những điều đó. Hơn nữa không chỉ một mà cần phải làm nhiều lần lặp đi lặp lại, bởi họ nhớ tốt nhất những gì họ nhìn thấy hơn là những gì họ nghe thấy.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mắc tự kỷ tăng động

Theo một số nghiên cứu đăng trên tạp chí của Hiệp hội dinh dưỡng Hoa Kỳ, trẻ tự kỷ nói chung và tự kỷ tăng động nói riêng có độ nhạy cảm giác quan cao hơn trẻ bình thường.

Điều này đồng nghĩa với việc các bé xử lý thông tin giác quan khác thường và cực nhạy cảm với hương thơm, đặc điểm, mùi vị và màu sắc của thực phẩm. Đây là lý do tại sao trẻ tự kỷ tăng động thường kén ăn.

Hơn thế nữa, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng người mắc tự kỷ tăng động thiếu khả năng hấp thụ một số chất dinh dưỡng, do bị rối loạn chức năng của hệ tiêu hóa. Ví dụ, Tạp chí Tự kỷ và Rối loạn phát triển đã công bố nghiên cứu: so với trẻ khỏe mạnh, nguy cơ bị các rối loạn dạ dày-ruột (GI) của trẻ tự kỷ cao gấp 8 lần so với những đối tượng bình thường (táo bón và hội chứng ruột kích thích).

Vì vậy, lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người mắc tự kỷ tăng động như sau:

  • Loại bỏ thực phẩm chứa Gluten và Casein: Do hệ vi khuẩn đường ruột trong cơ thể bị xáo trộn nên người mắc tự kỷ tăng động thường không thể tiêu hóa các thực phẩm có chứa Gluten (xuất hiện trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen) và Casein (sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, váng sữa,…). Ba mẹ cần chú ý không cho bé sử dụng những sản phẩm này để phòng ngừa dị ứng cho trẻ.
  • Hạn chế sử dụng đường: Đường đã được chứng minh có khả năng tăng nồng độ đường trong máu và dẫn đến chứng tăng động. Do đó, các bậc phụ huynh cần hạn chế cho trẻ tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường, thức uống không lành mạnh và các chất bảo quản thực phẩm nhằm hạn chế tối đa nguy cơ tăng đường huyết.
Thực phẩm cần bổ sung cho trẻ tự kỷ
  • Tăng cường vitamin C và kẽm: Các nghiên cứu đã cho thấy, thực phẩm giàu vitamin C và kẽm còn giúp điều trị các vấn đề tiêu hóa liên quan đến chứng tự kỷ tăng động. Vì vậy, nên cho trẻ nhỏ sử dụng thực phẩm dồi dào vitamin C trong cam quýt, kiwi, dứa, cà chua, đu đủ, nho bông cải xanh, dâu tây và kẽm trong các loại đậu, trứng, ngũ cốc nguyên cám,…
  • Bổ sung axit béo omega-3 và thực phẩm giàu lợi khuẩn (probiotic): Người mắc tự kỷ tăng động cần lượng chất béo thiết yếu nhiều hơn các đối tượng khỏe mạnh khác. Ví dụ như hạt lanh, quả óc chó, hạt chia, đậu nành, dầu gan cá tuyết, cá hồi,…

Vậy là bài viết trên đã chia sẻ về tự kỷ tăng động: Nguyên nhân, triệu chứng cùng các phương pháp xử lý hiệu quả. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về chứng bệnh này. Nếu gia đình bạn có người mắc tự kỷ tăng động, hãy cố gắng động viên, quan tâm và chăm sóc họ mỗi ngày để cải thiện tâm lý và hành vi nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *