TỰ KỶ VÀ SỰ RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN

Hiểu về trẻ TK sẽ giúp cho cuộc sống được dễ dàng; hơn thế, việc huấn luyện và giáo dục các con mình chắc chắn đạt kết quả tốt hơn.Đã một lần tôi đưa ra ý kiến, vì sao có vài “chuyên gia”ở nước ta thường nói ngược:”trẻ lười vận động > mắc chứng tự kỷ “! Nhằm nắm bắt và hiểu vấn đề thực tế một cách sáng tỏ hơn, tôi tìm lại hồ sơ và giới thiệu một số bài viết của những chuyên gia thực sự về Autism (TRUNGNGUYEN)

Loạt bài viết sau được hệ thống lại trong topic này để người đọc tiện theo dõi.

Bài 1 : AUTISM_ khiếm khuyết về thể chất.

Bài 2 : AUTISM _khiếm khuyết về phát triển.

Bài 3 : AUTISM _giúp trẻ TK phát triển những kỹ năng vận động.

“Những khiếm khuyết (khuyết tật-deficits) tự kỷ rất đa dạng, phức tạp và khó hiểu, ảnh hưởng đến những người tự kỷ một cách cơ bản và sâu sắc theo mọi cách; và ảnh hưởng nhiều mặt, làm cho họ không thể tương tác trong xã hội. Hệ quả của những khiếm khuyết, những người tự kỷ bị tước đi khả năng tự nhiên của họ để hoạt động về thể chất, giao tiếp và tương tác với người khác.” (Tammi Reynolds, BA & Mark Dombeck, Ph.D.)

Bài 1: Tự kỷ: Khiếm khuyết về thể chất.

Khiếm khuyết về cảm giác. Trẻ tự kỷ có xu hướng phản ứng cực đoan để kích thích cảm giác. Giác quan của chúng có thể trở nên quá nhạy cảm (hypersensitive) hoặc kém – nhạy cảm (hyposensitive).

Trẻ em dễ mẫn cảm thấy mình bị quá tải với, ngay cả, mức trung bình của cảm giác; và chúng làm cái việc để ngăn các kích thích tác động vào cảm giác như âm thanh, ánh sáng và sự tiếp xúc chạm vào thân thể.

Trẻ kém nhạy cảm, mặt khác, không đủ kích thích bởi yếu tố bình thường vào cảm giác và thường đi tìm thêm sự kích động.

Để minh họa, trẻ em bị quá nhạy cảm với kích thích có thể giận dữ khi bị sờ,chạm vào; trong khi trẻ em kém-nhạy cảm có thể khao khát và đi tìm những cái ôm với áp lực sâu và mạnh mẽ. Trẻ em chịu đựng được mức đau đớn cao (không biết đau) có thể tự làm tổn thương đáng kể nhưng hầu như không cảm thấy có gì xảy ra, trong khi trẻ em nhạy cảm có thể bị chạm nhẹ hoặc vải của quần áo mặc làm nó khó chịu không thể chấp nhận được.

Trẻ tự kỷ cũng có thể bộc lộ hỗn loạn giác quan (synesthesia) một hội chứng thần kinh / cảm giác bị nhầm lẫn với nhau. Ví dụ, kích thích của âm thanh có thể “biết”nhầm như bị ai chạm vào hoặc thị giác như bị kích thích; làm trẻ có thể che mắt khi tai nghe một âm thanh lớn. Cảm giác của trẻ em mắc chứng tự kỷ có synesthesia là triệu chứng xảy ra vì những lý do thần kinh nhạy cảm. Bộ não của chúng gặp khó khăn chọn lọc thông tin đầu vào từ các giác quan theo đúng cách. Bộ não của chúng luôn không biết những gì để ngăn chặn và những gì cần tiếp nhận, hoặc khi có cảm giác cần phải lọc bỏ đi.

Khiếm khuyết vận động tinh. Các kỹ năng vận động (*Motor skills) thường được chia thành hai loại: kỹ năng vận động thô và kỹ năng vận động tinh. Kỹ năng vận động thô liên quan đến phối hợp hoạt động mạnh như đi bộ,… trong khi kỹ năng vận động tinh- tế (khéo léo) liên quan đến định hướng hoạt động như viết – vẽ, may vá hoặc chơi một nhạc cụ.

Trẻ tự kỷ thường biểu hiện chậm phát triển kỹ năng vận động. Trong khi, có một số trẻ em thích thú muốn tự cột dây giày của nó hoặc tô vẽ màu, những trẻ khác trở nên phản ứng mãnh liệt khi được chỉ bảo để hoàn thành các việc có tính chất tinh tế. Viết tay là một việc đặc biệt phiền phức với một số trẻ em. Nhiều người chọn dạy chúng sử dụng bàn phím thay vì viết ra bằng tay.

Một phần của vấn đề trẻ tự kỷ với hoạt động vận động tinh là xu hướng có nhu cầu tham gia vào các việc rập khuôn và lặp đi lặp lại hành vi tự kích thích.

Trẻ tự kỷ kém – nhạy cảm với sự kích thích cảm giác luôn cảm thấy các kích thích dưới mức (cần thiết), và tham gia vào một loạt các hành vi tự kích thích như ve vẫy tay hoặc hay bật nẩy người chỉ để tự mình cảm thấy “bình thường”. Tương tự, trẻ em quá-nhạy cảm có thể tự kích thích như một phương tiện ngăn chặn chặn kích thích quá lớn ngoài môi trường.

Trong cả hai trường hợp, trẻ tự kỷ cần được chăm sóc để ngăn chặn hành động tự kích thích bằng cách hướng sự cần thiết phải tập trung vào nhiệm vụ và các điều thích hợp để cưỡng lại những động cơ thúc đẩy ra các hành vi đó.Hành động tự kích thích này thường rất đa dạng trong tự nhiên. Ngoài ve vẫy tay và bật nẩy người, trẻ tự kỷ có thể tham gia vào hành vi tự kích thích thị giác.

Chúng có thể nheo mắt, hoặc mắt không tập trung để phân tán cảm giác nhìn. Ngoài ra, nó có thể bị thu hút vào việc “quan sát”, hành vi lặp đi lặp lại dán mắt vào một đối tượng, sau đó kéo đi, và sau đó lại lặp đi lặp lại quá trình đó nhiều lần.

Khiếm khuyết vận động thô. Trẻ tự kỷ thường có khó khăn khi đi tự nhiên. Ví dụ, họ có thể đi nhón gót, bước đi chỉ trên phần mặt trước của bàn chân của họ, thay cho cách bình thường đi bộ thư giãn. Điều này thực tế có thể dẫn đến phát triển cơ bắp không đều trong đôi chân.

Rất nhiều trẻ tự kỷ không phát triển một cảm giác của mình một cách bình thường liên quan đến môi trường sống. Bị yếu kém nhận thức về cơ thể của chúng liên quan đến môi trường xung quanh. Hậu quả của sự thiếu nhận thức môi trường, một số trẻ trở nên rất dễ bị tai nạn và có xu hướng va vào mọi vật. Tuy nhiên, nhiều cá nhân tự kỷ thể hiện kỹ năng vận động thô và cân bằng vượt xa mức bình thường, mặc dù chúng lại thiếu nhận thức về cơ thể*.

TrungNguyen đọc dịch và giới thiệu theo:AUTISM-Physical Deficits(Tammi Reynolds, BA & Mark Dombeck, Ph.D.)

Những thuật ngữ, khái niệm có tính chuyên sâu sau loạt 3 bài tôi sẽ có phần bài bổ sung cho rõ nghĩa.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *